Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Sự phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp nhưng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt vợ chồng của nhiều gia đình.


Tôi đã phải chịu đựng phì đại tuyến tiền liệt lành tính suốt 3 năm qua. BS tiết niệu kê cho tôi thuốc chặn alpha (alfuzosin hydrochloride) nhưng không hiệu quả. Tôi không muốn mổ, có thể dùng thảo dược từ cây cọ lùn được không?






Trả lời:


Cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Áp dụng các liệu pháp thảo dược cho bất kỳ bệnh nào cũng cần phải xem xét cẩn thận. Thông tin tốt là cọ lùn có thể giúp giảm các triệu chứng gây ra do phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những ý kiến tán thành và những ý kiến phản đối. Nhưng trước tiên, để tôi giải thích rõ bệnh của bạn.



Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích cỡ bằng quả óc chó, liên quan với việc sản xuất tinh dịch; có 3 loại bệnh mà có thể làm ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt là: tăng sản (hay phì đại), viêm nhiễm và ung thư. Và bệnh của bạn là tăng sản tuyến tiền liệt, không phải là dạng ung thư và có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc uống, rất hiếm khi phải dùng tới phẫu thuật.



Tăng sản tuyến tiền liệt là một chứng bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 55-75. Hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao nhưng có liên quan với sự thay đổi hormone do tuổi tác. Khi tuyến này tự động lớn lên sẽ gây áp lực cho đường niệu đạo, ống dẫn từ bàng quang, gây ra các triệu chứng như khó tiểu, dòng chảy nhỏ, đi tiểu thường xuyên và có thể cả són tiểu - bất kể ngày hay đêm.



Các xét nghiệm chuyên khoa sẽ giúp chẩn đoán chính xác đó là phì đại tuyến tiền liệt lành tính hay dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tiền liệt.



Đối với những bệnh nhân có triệu chứng vừa phải, giống như bạn, thì sẽ dùng thuốc chặn alpha, giúp giãn cơ ở bàng quang, giúp cho việc đi tiểu dễ dàng hơn. Nếu những thuốc này có tác dụng, bạn cần uống suốt đời. Alfuzosin là một trong những 4 loại thuốc có tác dụng phổ biến trong điều trị.



Nếu thuốc không tác dụng, như trường hợp của bạn, thì cần phải thêm một loại ức chế alpha, chẳng hạn như inassteride mà có tác dụng thu co tuyến tiền liệt. Để nhìn thấy kết quả phải cần đến vài tháng.



Nếu tham khảo các chuyên gia và có sự đồng ý của bác sĩ điều trị, bạn có thể uống thêm thảo dược cọ lùn. Nếu sau uống 2-3 tháng mà tình hình không cải thiện thì bạn nên hỏi bác sĩ tiết niệu để dùng thêm loại thuốc ức chế alpha.

Bệnh u phì đại là gì và biểu hiện của bệnh?

 Bệnh u phì đại là gì và biểu hiện của bệnh?

Mấy tháng nay, bố tôi hay than phiền nhiều về việc đi tiểu khó, đi tiểu không hết, phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, chỉ nhỏ giọt, có khi vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Bố tôi đang bị u xơ tuyến tiền liệt? Xin hỏi có phải những biểu hiện trên là hậu quả của bệnh này.

Vũ Dương Tuy




Chức năng chính của tuyến tiền liệt (TTL) là sản xuất ra chất dịch - làm môi trường vận chuyển tinh trùng và tạo thành tinh dịch. TTL chỉ có ở nam giới.

Sự phì đại của tuyến gây ra một số triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. U phì đại lành tính TTL (hay u xơ tiền liệt tuyến) không phải là bệnh lý ác tính, mà là sự phì đại lành tính của TTL. Hội chứng kích thích: luôn luôn có cảm giác rất mót tiểu.

Nếu u phì đại không chữa trị sớm sẽ để lại hậu quả.


Nếu không được điều trị sớm, tích cực thì sẽ để lại hậu quả: Trước hết nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài - bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng.

Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Chuyển thành ung thư TTL, nếu ung thư TTL được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều.

Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám xét và kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.

Giảm tiểu rắt trong quá trình mang thai

Giảm tiểu rắt trong quá trình mang thai


Để giảm tiểu rắt trong quá trình mang thai, các bà bầu nên tránh những loại thức uống như trà, cafe, đồ uống có cồn vì chúng giữ nước trong thận khiến thận phải làm việc quá tải, gây ra tiểu rắt. Các bác sĩ củaphòng khám 59 Khương Trung khuyên bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Khi đi tiểu, nên dướn người về phía trước để nước tiểu được thoát hết từ bàng quang
- Không bao giờ được nhịn uống nước vì sợ đi tiểu nhiều. Đồ uống, nhất là nước lọc đóng vai trò rất quang trọng cho sức khỏe của mẹ và giưc cho mực nước ối ổn định, đảm bảo bào thai phát triển tốt.
- Nên phân chia đồ uống đều trong suốt cả ngày nhưng giảm bớt một vài tiếng trước khi đi ngủ.

Khi dấu hiệu tiểu rắt không thể khắc phục thì nên đi khám

Dấu hiệu tiểu rắt là nghiêm trọng: Nên đi khám nếu cảm thấy bị đau, nóng rát khi đi tiểu. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu – một loại nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn ở phụ nữ mang thai mà nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng thận hoặc sinh non hoặc là cả hai.
Són tiểu không kiểm soát: Khá nhiều phụ nữ bị són tiểu không tự chủ khi mang thai, điều này có nghĩa là họ bị són tiểu đột ngột khi cười, ho, hắt hơi, nhấc đồ nặng hoặc tập một động tác thể dục. Tình trạng này phổ biến trong quý III và ngay cả giai đoạn sau sinh. Bạn có thể ngăn chặn són tiểu bằng cách không được để bàng quang đầy ứ. Bởi thế, ngay khi buồn tiểu là bạn phải đi tiểu luôn.
Bạn cũng nên bắt đầu luyện tập Kegel để làm chắc khỏe cơ **y xương chậu, giúp giảm thiểu són tiểu, nên tập từ giai đoạn đầu và tiếp tục duy trì cho tới sau sinh. Cuối cùng, nên đi tiểu trước khi tập luyện.

Vậy tiểu đêm nhiều lần nguyên nhân do đâu?

Vậy tiểu đêm nhiều lần nguyên nhân do đâu?


Tiểu đêm nhiều lần là biểu hiện của rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đó là chưa kể, điều này còn làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác. Nhưng mấy ai biết tiểu đêm nhiều là triệu chứng của nhiều bệnh lý, và do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản.





Tiểu đêm nhiều lần là một rối loạn tiết niệu gây phiền toái và thường gặp.Tiểu đêm là chứng làm một người nào đó phải thức dậy vào ban đêm một hoặc nhiều lần để đi tiểu, mỗi lần đi tiểu làm gián đoạn giấc ngủ.

Tiểu đêm nhiều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý đến không bệnh lý:


+ Uống nhiều nước: Những người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Tuy nhiên, uống nhiều nước nên đi tiểu nhiều là điều tất nhiên.

+ Do lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm

- Đi tiểu đêm xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như;

+ Trục trặc của tuyến tiền liệt : thường gặp nhất là bướu lành tiền liệt tuyến. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới, chỉ đứng thứ hai trong các bệnh liên quan đến niệu khoa, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Vấn đề ở đây là: khi tuyến tiền liệt to, sẽ dẫn đến ngăn cản dòng nước tiểu và kích thích bàng quang, và triệu chứng thường gặp là đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm. Có bệnh nhân đi 4 – 5 lần, có người "thê thảm" hơn khi thức trắng đêm bởi cả chục lần đi tiểu.

+ Viêm bàng quang: ai cũng biết bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, sau khi đã được thận lọc qua. Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù là viêm bàng quang mãn tính hay cấp tính, bao giờ cũng khiến người bệnh cứ mắc tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, không ngoại trừ cả ban đêm và tiểu són.

+ Sỏi thận: biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng do tuỳ thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục... cả ban ngày lẫn ban đêm. Cần lưu ý trong nhiều trường hợp hòn sỏi cỡ 4 – 5 mm ở thận vẫn có thể chung sống hoà bình trong nhiều chục năm.

chế độ tình dục vợ chồng hài hòa thì tỉ lệ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến thấp hơn

những nam giới cao tuổi có chế độ tình dục vợ chồng hài hòa thì tỉ lệ mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến thấp hơn

Các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa Thiên Hòa cho biết: Ung thư tuyến tiền liệt hiện đang là mối quan ngại của nam giới cao tuổi. Nhưng các bác sĩ cho biết vấn đề này đang có một hướng hi vọng mới.

Dựa vào kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy những nam giới cao tuổi có chế độ tình dục vợ chồng hài hòa thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn những người không thực hiện chế độ tình dục này.

Theo giới y hoa trên thế giới cũng đã thông qua nghiên cứu của: Michael Leitzmann và đồng nghiệp tại Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 8 năm với gần 30.000 người tuổi từ 46-81 và đã công bố kết quả trên Journal of the American Medical Association (vol 291, p 1578).

Các tình nguyện viên được đưa cho các câu hỏi mỗi 2 năm về tần suất xuất tinh. Kết quả cho thấy, những người xuất tinh từ 21 lần trở lên mỗi tháng sẽ giảm được 33% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt so với những người chỉ xuất tinh từ 4-7 lần/tháng trong suốt cuộc đời. Với nghiên cứu này, tác giả cũng cho là giao hợp thường xuyên không phải là nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt như người ta vẫn tưởng.

Trước đây đã có một nghiên cứu với kết quả tương tự nhưng ngắn hạn. Các tác giả đưa ra hai giải thích là sự xuất tinh thường xuyên loại bỏ khỏi tuyến tiền liệt các chất có thể gây ung thư và ngăn các tinh thể canxi kết tụ trong ống dẫn tinh.

Sự xuất tinh thường xuyên loại bỏ khỏi tuyến tiền liệt các chất có thể gây u xơ tiền liệt tuyến

Tuy cần nghiên cứu để xác định lợi ích này nhưng ít nhất có thể yên tâm là hoạt động tình dục đều đặn không có hại mà có thể bảo vệ tuyến tiền liệt và còn đem lại khoái cảm nữa.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tác dụng phụ của dược phẩm trị hói đầu và phì đại tuyến tiền liệt

Tác dụng phụ của dược phẩm trị hói đầu và phì đại tuyến tiền liệt

Hai loại thuốc của hãng dược phẩm Merck dùng để điều trị chứng hói đầu ở nam giới và phì đại tuyến tiền liệt sẽ phải thêm vào nhãn hàng 2 tác dụng phụ liên quan đến tình dục sau khi cơ quan chức năng Mỹ nhận được những báo cáo từ bệnh nhân.






Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA), sự thay đổi này liên quan với sản phẩm thuốc Propecia (trị hói đầu) và Proscar (trị phì đại tuyến tiền liệt), cả hai đều có chứa hoạt chất finasteride.

Thuốc trị phì đại tuyến tiền liệt gây tác ụng phụ như rối loạn hoa muốn tình dục


Cụ thể, sản phẩm Propecia sẽ phải bổ sung vào hướng dẫn sử dụng thuốc các tác dụng phụ như rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh và rối loạn cực khoái sẽ tiếp tục xảy ra sau khi ngưng thuốc.



Thuốc Proscar, một sản phẩm trị phì đại tuyến tiền liệt, sẽ phải bổ sung thêm thông tin: “Tiếp tục làm giảm ham muốn tình dục sau khi ngưng thuốc”.



Ngoài ra, cả hai nhãn hiệu này cũng sẽ phải bổ sung thêm thông tin có nguy cơ gây vô sinh nam và hoặc chất lượng tinh trùng kém sẽ trở trở lại bình thường hoặc được cải thiện sau khi ngưng thuốc.



Phát ngôn viên của FDA, ông Stephanie Yao cho biết: Những loại thuốc này đã từng được biết đến là nguyên nhân gây ra các vấn đề tình dục trên một số ít bệnh nhân và những thông tin này cũng đã được đưa vào nhãn hàng tại thời điểm phê duyệt”.



Proscar đã được phê duyệt bán rộng rãi trên thị trường Mỹ vào năm 1992 và Propecia là năm 1997.



Năm 2011, cả 2 loại thuốc này đã phải bổ sung tác dụng phụ tiếp tục rối loạn cương sau khi ngưng thuốc đồng thời khuyến cáo về khả năng gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.



FDA cũng khuyến khích các bác sĩ thảo luận với bệnh nhân trước khi quyết định lựa chọn điều trị bằng các loại thuốc này.

Vài thông tin cần trao đổi về u phì đại:

Ngày 1/6/2007, sau buổi nói chuyện với câu lạc bộ người cao tuổi Phú Xuân về bệnh u phì đại tại trung tâm Festival Huế, nhiều khán giả yêu cầu có tài liệu để tìm hiểu thêm về bệnh của mình. Bài viết này có mục đích đáp ứng yêu cầu nêu trên.  

1.Tuyến tiền liệt là gi? Chức năng ra sao?
            Tuyến tiền liệt là tuyến cơ quan sinh sản của nam giới, nằm ở cửa ra của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo là ống để thoát nước tiểu ra ngoài.
Front view diagram of male urinary tract showing normal urine flow from the kidneys through the ureters to the bladder. Urine then passes out of the body through the urethra, which is surrounded by the prostate.
            Bladder: bàng quang
            Prostate: tuyến tiền liệt
            Urethra: niệu đạo
            Tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng góp phần tạo ra tinh dịch, chất tiết này nuôi dưỡng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng bằng cách trung hòa môi trường acít trong cơ quan sinh sản của cả hai phái.
  2. Bệnh u xơ tuyến tiền liệt là do sự phì đại của tuyến chẹn vào niệu đạo gây sự khó khăn trong sự thóat nước tiêủ ra ngoài. Bệnh xãy ra ở người lớn tuổi và không xãy ra ở người đã bị cắt tinh hòan trứơc tuổi dậy thì (thái giám). Như vậy, nguyên nhân được biết là tuổi già testosterone (hóc môn tiết ra từ tinh hòan để duy trì tính dục nam giới). Nguyên nhân gia đình cũng đã được đặt ra.
  3. Triệu chứng của bệnh là do sự chèn ép vào niệu đạo của u xơ tuyến tiền liệt. Triệu chứng bao gồm:
            - Tiểu yếu
            - Tiểu khó
            - Tiểu tắc
            - Tiểu đêm
Side view diagram of male urinary tract showing how an enlarged prostate can squeeze the urethra and block urine flow.
            Enlarged prostate: Tuyến tiền liệt phì đại (u xơ)
            Urethra: Niệu đạo
            Trong đó, tiểu đêm và giảm tốc độ dòng tiểu (nhờ máy đo) là khách quan nhất.

  3. Vài thông tin cần trao đổi về u phì đại:

            -Bệnh không tìm thấy ở trước 40 tuổi. Tỷ lệ người có u xơ tuyến tiền liệt tăng dần khi tuổi lớn. Ở lứa tuổi 50 khỏang 18%, lứa tuổi 60 khỏang 40%,..., ở tuổi 80 tỷ lệ là 88%. Ở những người có u xơ tiền liệt tuyến, 50% không hề có triệu chứng rối lọan tiểu tiện gì cả.
            -Trong số những người có triệu chứng rối lọan tiểu tiện đến khám bệnh, một phần ba bệnh nhân không cần điều trị đặc hiệu cũng hết triệu chứng. Thông thường u xơ thường kèm theo nhiểm trùng đường tiểu nên cần điều trị kháng sinh là đủ. Nếu triệu chứng vẫn tốn tại nên đến khám và điều trị chuyên khoa.
            -Một số người bị u xơ không có triệu chứng có thể bị bí tiểu sau khi dùng một vài loại thuốc như atropine, ....(lưu ý một số thuốc có ghi là không dùng cho ngừời có u xơ tuyến tiền liệt). Triệu chứng khởi phát sau khi uống bia rượu quá sức, bị lạnh, bất động lâu dài ( do một bệnh khác). Ở VN, có yếu tố khởi phát triệu chứng là đi xe đạp trên đường xấu.
4.Điều trị:
            -Bệnh u xơ kèm với nhiểm trùng đường tiểu, nên thường đáp ứng với kháng sinh.
            -Biện pháp điều trị dù nội hay ngoại khoa đều có thể làm rối lọan những hoạt động sinh dục.
   4.1 Điều trị bằng thuốc tức là điều trị nội khoa:
            Ở Mỹ, chỉ có hai loại thuốc được dùng là :
            -Thuốc “ức chế µ” Biệt dược là Xatral và Carduran.
            -Thuốc “ức chế DHT” Biệt dược là Finasteride.
            Ở Âu châu, có thêm các thuốc chiết xuất từ cây cỏ: Tadenan, Permixon, Protamol.
            Ở Việt nam, có thêm các thuốc đông y và thuốc nam: Trinh nữ hòang cung (Viên nang Crila), Hòan xích hương, Tiền liệt thanh giải...
            Điều chú ý khi điều trị bằng thuốc là phải uống thuốc kéo dài hàng tháng, hàng năm..
    4.2 Điều trị ngoại khoa:
            Mục đích của điều trị là lấy u xơ ra khỏi cơ thể hoặc làm giảm thể tích bằng sức nóng.
            Phẫu thuật mổ mở: Ít dùng ở Huế, cũng như những trung tâm lớn ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
            Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo: U xơ được cắt nhỏ qua một thiết bị đưa qua niệu đạo, hình ảnh được hiển thị trên một TV và phẫu thuật viên thực hiện cuộc mổ bằng cách  nhìn lên màn hình để thao tác.
            TUNA là gì? Đó là một phương pháp điều trị dùng thiết bị đưa qua niệu đạo cắm một kim gồm hai ngành vào u xơ tiền liệt tuyến. Năng lượng chuyển qua kim bằng sóng radio tần số thấp làm nâng nhiệt độ  trong u xơ lên khỏang 111 độ F ( 60 độ C) kéo dài trong 60 phút. Dưói tác dụng của sức nóng u xơ sẽ khô và co lại. Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày và các triệu chứng được cải thiện dần sau đó.   Phẫu thuật cắt nội soi qua niệu đạo (ảnh) thực hiện tốt có thể duy trì kết quả trong 15 năm.                                            

Lịch sử u xơ tiền liệt tuyến

Lịch sử u xơ tiền liệt tuyến

Năm 1953, Gil Vernet chia tuyến tiền liệt thành 2 phần: phần trên ụ núi phát triển thành UXTTL, phần dưới ụ núi phát sinh ung thư TTL. Do đó 2 bệnh u xơ và ung thư tuyến tiền liệt hoàn toàn khác nhau.

Năm 1981 Mc Neal chia tuyến tiền liệt thành 5 phần:

1. Tuyến tiền liệt trung tâm chiếm 20% khối lượng tuyến, bọc lấy ống phóng tinh nửa sau niệu đạo, phía trên ụ núi.



2. TTL ngoại vi, chiếm 70-75% khối lượng tuyến, có nhiều tổ chức biểu mô và rất ít tổ chức đệm. Vùng này là nơi phát sinh ung thư.



3. Phần quanh niệu đạo, ôm sát và bọc lấy 2/3 phía sau niệu đạo, chỉ chiếm 1% khối lượng tuyến.


4. Vùng chuyển tiếp gồm một số nhu mô tuyến và một ít chất đệm. Chính vùng này là nơi phát sinh và phát triển UXTTL.

5. Phần nằm trước niệu đạo là một giải cơ và xơ không có tổ chức tuyến. Như vậy trong khối u tuyến tiền liệt có cả tổ chức tuyến, tổ chức cơ và tổ chức xơ nên danh từ "u xơ tuyến tiền liệt" ta thường gọi là không đúng.

Hiện nay các nhà tiết niệu thống nhất danh từ: "U phì đại lành tính tuyến tiền liệt" (Benign prostatic hyperplasia) hoặc "adenom tuyến tiền liệt" (Prostatic adenom). Bệnh gây ra 2 hội chứng chính là "bít tắc" và "kích thích".








Hội chứng bít tắc: U phát triển làm cho niệu đạo bị kéo dài ra, thành bàng quang dày lên gấp 2-3 lần so với bình thường. Khi tiểu tiện áp lực trong bàng quang tăng lên từ 30cm nước lên đến 50-60cm hoặc hơn do bị bít tắc phía dưới. Thành bàng quang hình thành các cột và hang. Vùng tam giác bàng quang cũng phì đại cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống. "Van" lỗ niệu quản mất khả năng bù trừ làm nước tiểu trào ngược gây giãn niệu quả và đài - bể - thận. Nhiễm khuẩn phát triển gây viêm bể thận - thận dẫu tới suy thận.



Hội chứng kích thích: bệnh nhân luôn buồn tiểu cả ngày lẫn đêm nhất là nửa đêm về sáng.



Cả 2 hội chứng trên làm người bệnh rất khổ sở vì tình trạng phải rặn tiểu, tiểu rỏ giọt, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu xong không thoải mái...



Phương pháp điều trị  u xơ tiền liệt tuyến:




Tùy theo mức độ bệnh mà quyết định




Chăm sóc và theo dõi: Không phải ca nào cũng phải mổ nên việc chăm sóc và theo dõi là rất quan trọng. Craigen theo dõi 251 bệnh nhân trong 6 năm thì 35% có thời kỳ bị bí tiểu cấp, 39% phải phẫu thuật còn 12% hết triệu chứng trở lại bình thường.



Việc chăm sóc bao gồm: động viên bệnh nhân khám định kỳ kịp thời ơhát hiện biến chứng. Ăn uống điều độ, không bia, rượu, thuốc lá, không ăn các gia vị nóng, không ngồi xe đạp, xe máy đường xa, vận động hợp lý, chống táo bón, uống đủ nước từ sáng tới trưa, chiều và tối giảm lượng nước.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần kể cả ban đêm, tia nước tiểu yếu là nguyên nhân của bệnh gì?

đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần kể cả ban đêm, tia nước tiểu yếu là nguyên nhân của bệnh gì?

Cháu đi siêu âm, X-quang hệ tiết niệu kết quả: Không thấy sỏi cản quang hệ tiết niệu trên phim; Thận trái và phải kích thước bình thường, nhu mô đều và dày bình thường, phân biệt tủy vỏ rõ, đài bể thận không giãn, niệu quản không giãn, không có sỏi; Bàng quang thành mỏng, nước tiểu trong, không sỏi.

Gần đây cháu hay đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần kể cả ban đêm, tia nước tiểu yếu, muốn tiểu nhưng không tiểu ngay được, phải rặn một lúc. Khi tiểu hay bị ngắt quãng, tiểu không hết.

Hiện cháu cảm thấy rất khó chịu mỗi khi đi tiểu vì phải chờ đợi. BS có thể giải đáp giúp cháu không ạ? Cảm ơn AloBacsi.

(Hiếu, 17 tuổi)

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:


Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào cháu Hiếu,

Tiểu rắt, tiểu yếu không phải do sỏi thì có thể do bị chít hẹp bao quy đầu.


Qua mô tả của cháu thì các kết quả X-quang và siêu âm đều bình thường, nhưng cháu quên 1 xét nghiệm hay được làm và rất quan trọng, đó là xét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu.

Hơn nữa, kết quả X-quang và siêu âm cháu đã làm chỉ đánh giá được "đoạn hệ niệu phía trên", còn "đoạn hệ niệu cuối cùng" nơi đổ ra của nước tiểu thì chưa được khám, đó là đoạn đầu của dương vật. BS nghi có chít hẹp bao quy đầu (từ chuyên môn gọi là phymosis hay paraphymosis), chính tình trạng hẹp hay bán hẹp này gây ra các dấu hiệu như cháu mô tả. Bên cạnh đó, có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới.

Trường hợp của cháu nên tái khám chuyên khoa Ngoại niệu, BS sẽ khám trên lâm sàng và cho cháu thử nước tiểu... Cần khám và điều trị sớm, để lâu có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm, cháu nhé.

Tiểu buốt, màu nâu là bệnh lý gì?

Mẹ cháu cũng bị đau bao tử, thường xuyên ăn nghệ đen. 1 tháng nay mẹ đau dữ dội hơn, đi khám ở BV, uống thuốc theo toa và tiếp tục ăn nghệ đen. Hiện bụng mẹ cháu hết đau rồi ạ. Ngoài ra, mẹ còn bị viêm mũi dị ứng, suyễn, lâu lâu bị lại. Mẹ vẫn có kinh bình thường.
 

 

Mẹ cháu 50 tuổi, bị tiểu buốt, nước tiểu màu nâu. Cách đây mấy tuần cũng bị 2 đợt như vậy, nhưng nước tiểu không có màu nâu.

 

Qua những gì cháu trình bày, nhờ các BS chẩn đoán mẹ cháu bị gì và tư vấn nên đi khám, điều trị ở đâu? Cháu cảm ơn AloBacsi.
 
(Nguyễn Hồng - TPHCM)
 
Ảnh minh họa - nguồn internet 
Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào cháu Hồng,

Mẹ cháu bị tiểu buốt có thể do nhiễm trùng tiểu.

Theo như mô tả, triệu chứng của mẹ cháu gợi ý tình trạng nhiễm trùng tiểu. Ở phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn nam giới do niệu đạo ngắn hơn.
Mẹ cháu nên đi khám, xét nghiệm nước tiểu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp, có thể khám ở các phòng khám đa khoa hoặc các bệnh viện như BV Gia Định, BV ĐH Y dược... Để tránh tái phát nhiễm trùng tiểu, mẹ cháu nên uống đủ nước (2.5- 3 lít nước/ ngày), tránh thói quen nhịn tiểu.
Về bệnh lý suyễn, viêm mũi dị ứng là 2 bệnh thường đi chung với nhau và hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Cả 2 bệnh lý này cần được điều trị và kiểm soát tốt. Mẹ cháu nên đi khám chuyên khoa hô hấp để được BS tư vấn điều trị cụ thể.

Tiểu đêm nhiều lần có thể là nguy cơ mắc các bệnh lý gì?

Tiểu đêm nhiều lần có thể là nguy cơ mắc các bệnh lý gì?

Bệnh đái tháo nhạt do thận: ống thận tổn thương làm giảm hoặc không đáp ứng với ADH nên thận mất khả năng cô đặc nước tiểu gây tiểu nhiều. Các nguyên nhân thường gặp: viêm đài bể thận, bệnh thận do thuốcgiảm đau, đa u tủy, thoái hóa dạng bột, bệnh thận tắc nghẽn, sarcoidosis, thiếu máu hồng cầu hình liềm, do thuốc hoặc độc chất (lithium, demeclocyline, ethanol, amphotericine, propoxyphene, diphenylhydantoin), bệnh thận đa nang, bệnh nang tủy thận.
Theo mô tả ở trên, tiểu nhiều có rất nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh có triệu chứng tiểu nhiều trên 3 lít trong 24 giờ, phải đi khám để loại trừ nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nhiều bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi đến khám bệnh than phiền về chứng tiểu nhiều trong ngày hoặc về đêm, đa số họ đều có thắc mắc chung với bác sĩ rằng: “Có phải do bệnh thận yếu không ?”. Họ đều cảm thấy tiểu nhiều gây rất nhiều phiền toái,cản trở mọi sinh hoạt cũng như tâm lý của họ
Các bác sĩ khám bệnh đều không khẳng định ngay là bệnh lý, vì có thể không phải là bệnh lý. Do đó để chắc chắn, mọi người bệnh đều được khám kỹ và cho xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp, mới tìm ra nguyên nhân của tiểu nhiều. Tiểu nhiều có phải là bệnh lý?Nếu có triệu chứng tiểu đêm 3 lít/24 giờ, phải đi khám để loại trừ bệnh lý nguy hiểm

Tiểu đêm nhiều do đáp ứng sinh lý bình thường

- Tiểu nhiều có thể chỉ do đáp ứng sinh lý bình thường của cơ thể khi uống nhiều nước.
- Người lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.
- Để kết luận tiểu nhiều do đáp ứng sinh lý bình thường, người bệnh cần khám kỹ để loại trừ nguyên nhân bệnh lý trước đã.
Tiểu nhiều do bệnh lý
Tăng bài tiết các chất hòa tan hoặc lợi niệu thẩm thấu:
Quá tải thẩm thấu: làm tăng lọc cầu thận, tăng nồng độ chất thẩm thấu trong lòng ống thận gây tăng tái hấp thu nước và natri tại ống gần và quai Henle đưa đến lợi niệu thẩm thấu. Các nguyên nhân hay gặp: bệnh đái tháo đường, truyền dịch mannitol, ăn chế độ nhiều protein, truyền đạm nhiều lần làm tăng thải urê trong nước tiểu, chích thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch.
Quá tải muối: thừa muối làm uống nhiều nước gây tăng tiết các yếu tố bài niệu natri, làm tăng tiểu natri kéo theo nước, kết quả là tiểu nhiều. Các nguyên nhân hay gặp: ăn mặn hoặc nuôi ăn qua sonde nhiều thức ăn mặn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nhiều dung dịch muối và nước, tái hấp thu dịch trong bệnh cảnh phù, sau hoại tử ống thận cấp hoặc sau khi giải quyết bế tắc đường niệu.
Tăng thải muối: do thuốc lợi tiểu, bệnh nang tủy thận, bệnh thận mất muối.
Tăng bài tiết nước:
Bệnh cuồng uống: uống nước quá mức nhu cầu, làm tiểu nhiều và độ thẩm thấu huyết tương giảm, độ thẩm thấu nước tiểu giảm và không đáp ứng với vasopressine. Các nguyên nhân hay gặp: rối loạn tâm thần, bệnh lý vùng hạ đồi ảnh hưởng trung tâm khát, thuốc làm khô miệng gây tăng cảm giác khát (thioridazine, clorpromazine, anticholinergic).
Bệnh đái tháo nhạt trung ương: tuyến yên giảm hoặc ngưng tiết ADH nên thận mất khả năng cô đặc nước tiểu, gây tiểu nhiều. Các nguyên nhân hay gặp: sau phẫu thuật tuyến yên, chấn thương, u tuyến yên, hội chứngSheehan, nhiễm trùng, hội chứng Guillain-Barre, thuyên tắc mỡ.


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

u phì đại tuyến vú

Bệnh u phì đại tuyến vú, bệnh xuất hiện ở một bệnh nhân nam 

Đến khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu các bác sĩ thấy khối u dưới quầng vú trái kích thước 5x6cm, không co kéo núm vú, không loét hay chảy dịch núm vú, vú phải không thấy khối bất thường.
Bệnh nhân Nguyễn Văn H., cho biết, khoảng một năm nay thấy xuất hiện khối u nhỏ dưới quầng vú trái, sờ không đau, không sưng nóng, không co kéo da vùng núm vú trái, không có hiện tượng tụt núm vú trái. Bệnh nhân không sốt, không đau ngực, không khó thở.
Đi khám tại phòng khám tư anh H. được điều trị theo đơn thuốc vẫn không đỡ. Bệnh nhân luôn có mặc cảm mình mang bộ ngực của phụ nữ nên tâm lý bất ổn, xấu hổ khi xuất hiện ở nơi đông người.
Gần đây, anh H. nhận thấy khối ở vú trái to lên nhiều hơn gây cảm giác phiền phức và lo lắng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
PGS.TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, anh H. bị phì đại lành tính tuyến vú do tăng sản bất thường tại mô tuyến vú trái. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật vì bệnh xuất hiện trên một năm nên điều trị nội khoa sẽ không hiệu quả. Bác sĩ đã rạch da theo đường quầng vú trái, bóc tách tổ chức tuyến vú phì đại.

u phì đại tuyến vú có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào

PGS.TS Mai Trọng Khoa cho biết, phì đại tuyến vú có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng thường thì có 3 thời điểm mà bệnh hay xuất hiện: trẻ nhỏ, tuổi thành niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, phì đại tuyến vú ở trẻ nhỏ chỉ là tính chất sinh lý, ở tuổi trưởng thành và người cao tuổi mới thực sự là bệnh lý.

Phì đại tuyến vú nam giới là bệnh hay gặp. Thống kê cho thấy khoảng 70% nam giới dậy thì có phì đại tuyến vú và 30% nam giới trên 40 tuổi có biểu hiện núm vú to ra và có thể sờ thấy được. Nguyên nhân gây phì đại tuyến vú là do mất cân bằng giữa hormone nam và nữ.
Có nhiều nguyên nhân làm mất cân bằng, như một số bệnh lý ở tinh hoàn, các khối ung thư lân cận, các hội chứng rối loạn tình dục và một số bệnh lý khác. Trong các bệnh về tinh hoàn thì có hai bệnh ung thư tinh hoàn và viêm tinh hoàn có thể gây ra phì đại tuyến vú.
Ngoài ra, các khối ung thư có thể gây ra phì đại tuyến vú là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan, u tuyến yên. Các hội chứng rối loạn tình dục có sự xuất hiện của phì đại tuyến vú là hội chứng Klinefelter, hội chứng Kallmann, đồng tính nam. Một số bệnh lý khác có liên quan là cường giáp, u tuyến thượng thận…

PGS.TS Mai Trọng Khoa cho biết thêm, lạm dụng thuốc cũng có thể gây ra bệnh vú to. Thuốc có thể do bệnh nhân sử dụng để chữa bệnh hoặc hiện diện trong thức ăn, nhất là thức ăn từ các loại động vật nuôi theo phương pháp công nghiệp có sử dụng hoóc môn tăng trưởng.

Để chữa căn bệnh này cần tìm ra nguyên nhân bằng cách khám kỹ, kể cả khám bộ phận sinh dục và làm các xét nghiệm sinh học nhằm định lượng các loại hoóc môn gây bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo khi thấy xuất hiện những dấu hiệu như núm vú to, sờ có cảm giác như có nhân, chắc, rắn (nhân này sau lan ra thành một quầng, khi sờ có thể di chuyển được), ngực càng ngày càng to như ngực phụ nữ và trở nên nhão, chảy, xệ... cần đi khám để được điều trị sớm.

Hạt dẻ Brazil rất tốt cho bệnh u xơ tiền liệt tuyến

Những thực phẩm tốt cho u xơ tiền liệt tuyến là hạt dẻ, súp lơ xanh, trà xanh,...

Các bệnh như viêm, u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt hay gặp và có thể gây đau, tiểu khó, rối loạn cương dương và nhiều triệu chứng khác ở nam giới. Để giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt, hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm được đánh giá là “siêu tốt” cho cơ quan đầy “nam tính” này.


  1. Hạt dẻ Brazil

 Hạt dẻ Brazil rất tốt cho bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Trong số các loại hạt có vỏ cứng, hạt dẻ Brazil đặc biệt giàu selen, loại khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của tuyến tiền liệt. Chỉ 30g (khoảng một vốc tay) hạt dẻ Brazil chứa lượng selen gấp 10 lần khẩu phần khuyến nghị hằng ngày. Nghiên cứu đã cho thấy selen có liên quan với giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Loại hạt này còn cung cấp nhiều kẽm, một chất khoáng khác có vai trò quan trọng trong việc giữ cho tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Ngoài ra, hạt dẻ Brazil chứa tất cả các a xít amin cần thiết và cũng là nguồn cung cấp magiê và thiamin đáng nể. Hàm lượng chất béo no cao (25%) cho thấy chỉ nên hạn chế ăn khoảng vài vốc hạt dẻ mỗi tuần, nhưng xét theo lượng dinh dưỡng mà loại hạt này mang lại thì từng ấy cũng là quá đủ để thúc đẩy sức khỏe của tuyên tiền liệt.
2. Súp lơ xanh
2. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh là loại rau mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Là thành viên thuộc họ Cải, cùng nhóm với súp lơ trắng, cải Brussel, cải xoăn và nhiều loại rau khác, súp lơ xanh chứa nhiều những dưỡng chất thực vật có tên là sulforaphane và indoles, cả hai đều có những đặc tính chống ung thư.

Sulforaphane làm tăng hoạt động của các enzym giải độc của cơ thể, giúp đào thải nhanh chóng các chất gây ung thư. Một nghiên cứu đã cho thấy indole-3-carbinol, chất có mặt trong súp lơ xanh và các loại rau khác thuộc họ Cải, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến và ức chế sản sinh kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), một chất chỉ báo ung thư.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ăn súp lơ xanh hơn một lần mỗi tuần có thể làm giảm 45% khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn III và IV. Cách tốt nhất để thương thức loại rau này là hấp hoặc xào nhanh không quá 5 phút, vì nếu bị nấu quá lâu, khả năng chống ung thư của các dưỡng chất thực vật có thể bị phá hủy.
3. Ớt
3. Ớt

Ớt cay, tên khoa học là Capsicum annuum, là một gia vị rất tốt cho tuyến tiền liệt. Ớt có vị cay do chứa hàm lượng cao chất capsaicin. Không chỉ được biết đến rộng rãi với khả năng làm dịu đau, nghiên cứu còn cho thấy capsaicin có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Cụ thể, capsaicin đã chứng tỏ khả năng bắt tế bào ung thư tuyến tiền liệt “tự sát” trong một quá trình được gọi là “chết tế bào theo chương trình”. Capsaicin tấn công các ti lạp thể, là những nhà máy sản xuất năng lượng cho tế bào ung thư và làm tế bào ung thư chết đi mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Cùng với khả năng chống ung thư, capsaicin còn có lợi cho tim mạch vì nó có khả năng chống ô xi hóa, chống lại các gốc tự do có thể gây xơ vữa mạch máu. Một số lợi ích khác gốm ngăn ngừa vết loét, làm thông mũi khi bị nghẹt mũi do xung huyết và giảm tổn thương tế bào có thể dẫn tới biến chứng trong bệnh tiểu đường.
4. Trà xanh

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Tiểu đêm ở người già

Với người già do suy giảm thần kinh nên cũng có triệu chứng đi tiểu đêm nhiều lần

đối với những người tiểu đêm do tuổi già, suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng cách hạn chế ăn nhiều canh, uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu. Nếu tiểu nhiều có nguyên nhân từ bệnh lý, cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa xem mức độ bệnh cụ thể để được điều trị thích hợp. Có nhiều trường hợp được điều trị bằng thuốc hoặc có thể nội soi, phẫu thuật cắt bỏ u.            

Tôi năm nay 65 tuổi, hiện chưa phát hiện mắc bệnh mạn tính nào. Thời gian gần đây tôi bị tiểu đêm, đêm nào cũng phải đi tiểu 3 - 4 lần khiến mất ngủ kéo dài. Tôi rất lo lắng.

Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi thì tình trạng đi tiểu đêm rất phổ biến. Giấc ngủ của người cao tuổi thường ngắn hơn so với người trẻ và ở nhiều người, điều đó còn bị chi phối do buồn đi tiểu nhiều lần trong đêm, đây là một khó khăn cho cuộc sống người cao tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thường là do cơ chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm khiến người cao tuổi dễ buồn tiểu hoặc do xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính). Do tiền liệt tuyến nằm ở ngay đáy bàng quang và bao bọc niệu đạo, khi tuyến này xuất hiện các u phì đại sẽ chèn ép cổ bàng quang gây tiểu khó và tiểu không hết nên bàng quang rất chóng đầy. Hơn nữa, tình trạng giãn các tĩnh mạch ở đây làm giảm sự lưu thông máu tại tiền liệt tuyến, gây ra phù nề niêm mạc tại vùng cổ bàng quang.
   

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Về điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Về điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Sau khi bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước bướu và bướu có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. 
Tuyến tiền liệt (TTL) là một bộ phận rất nhỏ và chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng. Khi mới sinh thì TTL nặng khoảng vài gram nhưng đến tuổi trưởng thành do tác động của nội tiết tố nên có trọng lượng khoảng 20gam... Chức năng của TTL phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng. Thông thường tuổi càng cao thì TTL càng to ra nên gọi là phì đại TTL (u xơ TTL, bướu lành TTL). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể.

Phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người cao tuổi nhưng khi đã có những triệu chứng bất thường thì cần phải nghĩ ngay đến một tình trạng bệnh lý... Và đây là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi (50 - 60 tuổi trở lên).


Chức năng của phì đại tuyến tiền liệt




Ảnh hưởng của phì đại tuyến tiền liệt

Sự phì đại TTL chèn ép niệu đạo (ống tiểu) và gây nên những rối loạn về đi tiểu. Khi phát triển lớn, u xơ sẽ gây chèn ép làm bế tắc ống tiểu và đôi khi còn kèm đau khi tiểu tiện. Đây là lúc TTL có trạng thái bệnh nên mọi người cần phải chú ý.

Khi nào tuyến tiền liệt có vấn đề?

Thông thường những người cao tuổi bị phì đại TTL sinh lý do tuổi tác, nếu chỉ thấy những dấu hiệu nhẹ như hay tiểu tiện nhiều hơn so với thời trẻ thì chưa phải là bệnh nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: tiểu gấp, đêm phải đi tiểu nhiều lần, phải rặn khởi động, tia nước tiểu yếu, tiểu xong có cảm giác là tiểu chưa hết, phải đi tiểu lại trong vòng chưa đầy 2 giờ, khó đi tiểu, tiểu đau buốt... thì đó là dấu hiệu bệnh lý nên cần phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay. Khi khám thì bác sĩ có thể khám bằng cách thăm dò trực tiếp trực tràng, siêu âm, chụp hình hệ niệu có cản quang, làm các xét nghiệm tổng quát để đánh giá tình trạng chung của người bệnh.

Các biến chứng có thể gặp của bướu lành tính TTL: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận... và có thể suy thận.


Một điều cần lưu ý đối với người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) rằng, bướu lành TTL là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

Những thảo dược giúp trị bệnh u phì đại tuyến tiền liệt

Dưới đây xin giới thiệu các bài thuốc chữa bệnh u phì đại tuyến tiền liệt theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.


Thể bàng quang hư hàn

Người bệnh đau âm ỉ vùng hạ vị, đi tiểu nhiều lần, khó đi, sức bài niệu bàng quang yếu vỡ, thiếu sự khí hóa và ôn ấm, đi tiểu không thành tia, có khi di niệu hoặc són đái, đau mỏi lưng, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch vô lực. Phép trị: Ôn thận cố sáp. Dùng phương Thúc tuyền hoàn: ích trí nhân 8g, ô dược 8g, hoài sơn 12g điều trị bàng quang hư hàn, hợp với thỏ ty tử hoàn: thỏ ty tử 12g, nhục thung dung 12g, phụ tử 6g, ngũ vị tử 8g, mẫu lệ 12g, kê nội kim 8g, tang phiêu tiêu 8g. Tất cả làm hoàn, ngày uống 12g.











Ích trí nhân, tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) là hai vị thuốc trong bài Thúc tuyền hoàn trị phì đại tuyến tiền liệt thể bàng quang hư hành.


Thể bàng quang thấp nhiệt
Người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu ít đỏ và đục. Đái cảm giác nóng niệu đạo, đại tiện táo, sợ lạnh, rêu vàng, chất lưỡi đỏ, mạch nhu sác hoặc trầm nhược sác. Phép trị: Thanh nhiệt, lợi thấp với nâng cao chính khí. Dùng bài Bát chính tán: xa tiền 12g, biển súc 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, hoạt thạch 16g, cù mạch 12g, cam thảo 4g, mộc thông 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can khí uất trệ trị u phì đại


Người bệnh tiểu tiện khó kèm theo tinh thần uất ức, bực tức hoặc đa phiền, hay nổi cáu, miệng đắng, họng khô, tức ngực sườn, hay thở dài, bụng đầy chướng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền. Phép trị: Sơ can giải uất, hành khí lợi thủy. Dùng bài Trầm hương tán: đương qui 8g, bạch thược12g, thạch vĩ 12g, hoạt thạch 12g, qui tử 8g, vương bất lưu hành 12g, quất bì 8g, cam thảo 4g, trầm hương 3g. Sắc uống ngày 1 thang.





Hồng hoa.


Thể tắc niệu đạo (niệu lộ ứ trở) Người bệnh tiểu tiện nhỏ giọt hoặc dòng nước tiểu như sợi chỉ nhỏ, hoặc đái đau kèm theo đầy chướng bụng dưới, đau chói không di chuyển, hôi miệng, lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp. Phép trị: hành ứ tán kết thông lợi thủy đạo. Dùng bài Đại để đương hoàn: đại hoàng 8g, huyền minh phấn 6g, qui vĩ 8g, quế nhục 4g, sinh địa 12g, xuyên sơn giáp 6g. Ngày uống 12g. Nếu kèm theo khí trệ, huyết ứ thì dùng bài Huyết phủ trục ứ thang: đào nhân 6g, hồng hoa 6g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, ngưu tất 12g, xích thược 12g, cát cánh 6g, chỉ sác 6g, sinh địa 12g, cam thảo 4g). Tất cả làm hoàn, ngày uống 12g.

Những thực phẩm tốt cho tiểu tiện

Những loại thực phẩm sau đây sẽ trở thành những phương thức giúp chữa trị bệnh tiểu rắt rất hữu hiệu



1. Rau đắng 15 – 20g khô hoặc sấy khô sắc uống thường xuyên



2. Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn và hoà với đường uống. Dùng trong 10 ngày.




3. Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu rắt



4. Râu ngô từ lâu đã biết đến là phương thức hiệu quả và dễ thực hiện để trị bệnh tiểu rắt.

 Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm.



5. Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.




6. Lá mảnh cộng tươi rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cho uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần một bát con.



7. Rau má rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống.




8. Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 7 – 10 ngày.




9. Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.




10. Lấy 20 mề gà, lột lấy da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…




11. Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.




12. Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.




13. Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng tiểu rắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Bài 10: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.




14. Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.


15. Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Những thói quen gây ra bệnh u phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt tăng lên khi bước vào tuổi trung niên là một bệnh lý, không phải sinh lý bình thường. Hãy cẩn trọng với hiện tượng u phì đại tuyến tiền liệt này.

Những người nào dễ bị phì đại tuyến tiền liệt?
Những người nào có thể bị phì đại tuyến tiền liệt
 
Người xưa có câu tục ngữ rất hay “Có vay, có trả”, tuyến tiền liệt không tự nhiên vô cớ bỗng phì đại làm chi khiến đàn ông tiểu rắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu do áp lực liên tục của tuyến tiền liệt trên đường thoát tiểu. Nhiều công trình y học nghiên cứu về bộ phận nằm sát bàng quang này đã chỉ ra rằng, nạn nhân của căn bệnh trên thường là các đối tượng:
- Có chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu khiến cơ thể thiếu hụt sinh tố và khoáng tố thuộc nhóm chống lão hóa như vitamine C, E, A, selen, kẽm, crôm…
- Hoặc tự mình tích lũy độc chất trong rượu bia, thuốc lá, hoặc phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm vì phế phẩm kỹ nghệ, hóa chất nông nghiệp…, nhưng quên biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể;
- Thường bị bội nhiễm đường tiết niệu như viêm bàng quang nhưng không điều trị đến nơi đến chốn.
- Vướng bệnh nội tiết như đái tháo đường, cường tuyến giáp nhưng không được phát hiện hay không được chữa trị đúng bài bản.

Những thói quen gây ra bệnh u phì đại tuyến tiền liệt. Đó là:

- Uống nước không đủ trong giờ làm việc khiến độc chất dễ tích lũy trong tuyến tiền liệt
- Nín tiểu mỗi khi mắc khiến tuyến tiền liệt thiếu máu, thiếu dưỡng khí và vì thế hóa xơ sớm dưới áp lực chèn ép của bàng quang thường xuyên căng cứng.
Hung thủ nào “giấu mặt”?
Nếu tưởng chỉ có những yếu tố trên thì lầm! Có trục trặc thế nào vẫn chưa đủ để tuyến tiền liệt của đàn ông trung niên phản ứng sai lệch dưới hình thức phì đại.
“Cú hạ đo ván” tuyến tiền liệt là chính tình trạng giảm thiểu nội tiết tố nam tính testosterone bắt đầu rõ nét từ tuổi 40. Vì càng lúc càng thiếu testosterone nên nội tiết tố nữ tính estrogen - vốn cũng có trong cơ thể đàn ông nhưng trước đó với vai trò đối kháng mờ nhạt - có cơ hội “thừa nước đục thả câu”! Tuyến tiền liệt khi đó tăng dần thể tích do mô xơ càng lúc càng lấn sân. Vừa cứng, vừa chai, hỏi sao không bệnh (!).
Làm sao “cầm chân” phì đại tuyến tiền liệt?
Quan điểm “hễ phì thì cắt” đã từ nhiều năm không còn đứng vững vì không phải giải pháp tối ưu, bên cạnh nhiều rủi ro khó lường vì thao tác ngoại khoa. Đáng tiếc cho nhiều bậc mày râu đang đứng ngồi không yên vì chưa biết đến cây thuốc trời dành cho đàn ông: Eurycoma longifolia. Với tác dụng hai mặt giáp công, Eurycoma longifolia vừa chống hiện tượng viêm xơ, vừa ức khả năng biến thể của tế bào tuyến tiền liệt. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây thuốc quý này thu nhỏ kích thước trước đó phì đại của tiền liệt tuyến qua chẩn đoán siêu âm đối chiếu, đồng thời giảm PSA - chỉ số phản ánh mức độ ác tính của bệnh lý tuyến tiền liệt - sau liệu trình không quá 2 tháng.
Có một điều chắc chắn, tuy không dễ tránh phì đại tiền liệt tuyến nhưng không quá khó để “cầm chân” căn bệnh này: Chỉ cần “gia chủ” nhớ đến tuyến tiền liệt khi còn trẻ và thầy thuốc đừng quên mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên cho sớm để “hưng phấn” tiến trình tự tổng hợp testosterone của cơ thể trước khi “trời đã về chiều”.

ung thư và u phì đại tuyến tiền liệt

ung thư và u phì đại tuyến tiền liệt  là 2 bệnh khác nhau

Theo bác sĩ, u phì đại tuyến tiền liệt có thể điều trị bằng ngoại khoa hay nội khoa nhưng không may là cả hai cách này đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tình dục của bệnh nhân. “Bởi vậy, điều quan trọng nhất là nam giới ngay từ khi còn trẻ cần rèn luyện sức khỏe tốt, duy trì chế độ sinh hoạt đều đặn, khoa học, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng”, bác sĩ Bắc chia sẻ.

Ông cho rằng, các quý ông trên 40 tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc u phì đại tuyến tiền liệt bằng siêu âm, khi có các triệu chứng tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần cần đi khám ngay. Khi đó, bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh ra sao, ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống, chỉ định việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

“Ung thư tuyến tiền liệt mức độ ác tính lớn, di căn khắp nơi, tổn thương nhiều phủ tạng khác, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nên cần thận trọng”, bác sĩ nói.

Có tới 20% nam giới ở tuổi 40 bị u phì đại

Ông cho biết, ung thư và u phì đại tuyến tiền liệt là hai bệnh lý khác nhau, xuất phát ở vùng khác nhau của tuyến tiền liệt, khả năng phát triển từ u sang ung thư rất ít. Tuy nhiên, khi có u phì đại cần tầm soát, sàng lọc vì có khả năng ung thư tuyến tiền liệt cũng phối hợp cùng với u.
Cứ 10 nam giới tuổi 40 thì có 2 người bị u phì đại tuyến tiền liệt. Ở độ tuổi 50, con số này là 5, lên 60 là 7 và khi 80 tuổi thì hầu hết nam giới đều mắc.

Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bắc, Phòng khám Nam học, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết, u phì đại tuyến tiền liệt là bệnh phổ biến ở nam giới, với tỷ lệ mắc cao và đồng hành theo tuổi tác.

Tuyến tiền liệt thường được coi là cơ quan sinh dục phụ của người đàn ông. Nó nằm bên dưới bàng quang, mặt trước của xương mu, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bài tiết các tinh dịch để nuôi dưỡng bảo vệ tinh trùng, giúp cho hoạt động tình dục được tốt hơn.

Trước tuổi dậy thì, tuyến tiền liệt rất nhỏ. Từ tuổi dậy thì, dưới sự tác động của hoóc môn sinh dục nam, tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển mạnh, đến lúc 25-30 tuổi thì đạt khoảng 15-20 g và duy trì trong một thời gian dài. Sau khi nam giới bước sang tuổi 40, tuyến tiền liệt phát triển dần, tăng kích thước theo thời gian, theo sự già nua của cơ thể và gây ra tình trạng gọi là u phì đại tuyến tiền liệt.




Theo bác sĩ Bắc, đã là nam giới ai cũng có nguy cơ mắc u phì đại tuyến tiền liệt và nó thường tỷ lệ theo tuổi tác. Một số người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, hoạt động tình dục không đều đặn… khiến u này phát triển. Người thường xuyên nhịn tiểu, để nước tiểu tồn dư lại trong bàng quang nhiều, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thường xuyên cũng sinh u phì đại. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, quan hệ tình dục không an toàn khiến mắc các bệnh lây nhiễm dẫn đến viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt… cũng là nguyên nhân kích ứng của u phì đại tuyến tiền liệt.

Dấu hiệu nhận biết u phì đại tuyến tiền liệt khá đơn giản. Bình thường tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, khi nó phát triển mạnh lên sẽ kích thích cổ bàng quang đóng chặt, đồng thời tạo sự cản trở cơ học, dẫn đến các triệu chứng tắc nghẽn và kích thích đường tiểu dưới khiến nam giới đi tiểu khó, phải rặn, thời gian đứng tiểu lâu, tia nước tiểu nhỏ, từng giọt… Nhiều người mất ngủ vì đêm phải dậy đi tiểu nhiều lần.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc cho biết, những triệu chứng trên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống mà còn tác động tiêu cực tới đời sống tình dục. Có tới 75-80% bệnh nhân bị u phì đại tuyến tiền liệt mắc triệu chứng về đường tiết niệu dưới nên sinh tâm lý lo ngại, sợ hoạt động tình dục có thể làm tình trạng nặng thêm. Hơn nữa, việc tiểu đêm nhiều, tiểu khó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe chung, làm giảm đáng kể khả năng hoạt động tình dục. Các trục trặc tình dục hay gặp ở bệnh nhân là rối loạn cương, rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm hoặc ngược dòng)…



Xem thêm tại: http://tapchiyeu.org/benh/cac-benh-nam-gioi/u-tien-liet-tuyen-benh-cua-da-so-dan-ong.html#ixzz2oMuuINdS

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Tiểu buốt, tiểu ra máu

Tiểu buốt, tiểu ra máu là bệnh gì?

HỎI: Dạo gần đây, cháu phát hiện khi đi tiểu, nước tiểu có máu đỏ tươi hoặc cục máu kèm theo chất nhầy màu đục, thỉnh thoảng kèm theo rát và hơi khó chịu, cháu rất lo sợ. Xin cho cháu biết đây là biểu hiện của bệnh gì?
Nguyễn H. L. (Cẩm Giang, Gò Dầu, Tây Ninh)

ĐÁP:

Tiểu buốt, tiểu máu do viêm đường tiết niệu, tiểu đường

 Tiểu ra máu là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận, niệu quản (ống từ thận đến bàng quang), bàng quang, niệu đạo (ống nối từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Nếu có máu trong nước tiểu, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự thay đổi màu sắc. Tiểu ra máu nếu kèm theo đau hoặc tiểu nhiều lần do các nguyên nhân: ít ngủ, dễ gây buồn tiểu và ngược lại, viêm đường tiết niệu, tiểu đường. Nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu.

Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm khuẩn niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, có máu và đôi khi có mủ. Viêm bàng quang: là nhiễm khuẩn niệu đạo thường gặp nhất, gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu. Viêm thận - bể thận cấp: có thể do nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển. Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài (như: aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamid và phenazopyridin).

Muốn hạn chế đi tiểu buốt ra máu, cháu có thể áp dụng các biện pháp sau đây: hạn chế ăn canh, uống nước rau trong bữa tối, nhất là các loại rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, nước luộc bắp, rau bìm bìm, dưa hấu... Không nên uống bia, nước trà, cà phê buổi chiều và tối vì rất lợi tiểu. Không nên ăn mặn, vì ăn mặn phải uống nhiều nước làm cho lợi tiểu. Nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là cơ quan sinh dục, không nên mặc đồ lót quá chật. Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 - 2 lít nước, nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Không nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu.

Nếu thực hiện như trên mà không bớt hoặc thấy những biểu hiện như: cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, tiểu ít, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu có máu thì cháu nên đi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để làm một số xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị phù hợp (tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc).

Nhịn tiểu đêm sẽ dẫn đến các bệnh về tuyến tiền liệt

 Nhịn tiểu đêm sẽ dẫn đến các bệnh về tuyến tiền liệt

Chuyên gia cho biết, nhịn tiểu rất dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, đặc biệt là nhịn tiểu khi nhiệt độ xuống thấp.
Những năm gần đây, số người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt không ngừng gia tăng, đặc biệt là mùa đông - thời điểm cao trào bùng phát căn bệnh này.
nhin-tieu-a-3579-1385022283.jpg
Ảnh minh họa: hudong
 

Lý do không nên nhịn tiểu đêm

 Lý do là vì thời tiết lạnh, tuyến tiền liệt rất dễ sinh bệnh. Không những thế, một số nam giới thường vì sợ lạnh mà nhịn tiểu, không chịu dậy lúc nửa đêm hoặc rạng sáng mà không hề biết, thói quen tưởng chừng vô hại này sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối về sau.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nam giới không nên nhịn tiểu, đặc biệt là vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, càng không có lợi cho sức khỏe XY.

U xơ tiền liệt tuyến có ảnh hưởng đến tình dục

Chồng em bị u xơ tiền liệt tuyến nên uống thuốc gì để chữa ? Bệnh có ảnh hưởng tới khả năng sinh dục của nam giới không?

Trả lời:

U xơ tiền liệt tuyến có ảnh hưởng đến tình dục

Các bệnh của tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tình dục và ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, nam giới trong thời gian ngắn mà sinh hoạt tình dục quá nhiều lần thì tỷ lệ phát sinh viêm tuyến tiền liệt cấp tính chiếm 89,7% (bệnh hay gặp ở chú rể trong tuần trăng mật); khống chế xuất tinh, xuất tinh ra ngoài, khi giao hợp bị gián đoạn, thói quen thủ dâm... đều là nguyên nhân gây viêm TLT.
Bệnh lý TLT có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh dục: viêm TLT và viêm túi tinh thường song hành dẫn đến giảm ham muốn tình dục vì TLT, túi tinh và chức năng sinh lý liên quan mật thiết với nhau cùng đổ vào niệu đạo.
Ngoài ra, lao và ung thư TLT đều gây giảm sút tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, không xuất tinh và một số cản trở về chức năng tình dục. Từ lâu, các nhà y học đã biết rõ, TLT phì đại liên quan chặt chẽ tới nội tiết tố nam testosterol. Hoạt động tình dục quá nhiều, công năng tinh hoàn bất thường là các yếu tố dẫn đến phì đại TLT.     

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

U phì đại đa số xuất hiện ở nam giới ngoài 70 tuổi

Tuyến tiền liệt là cơ quan khá quan trọng trong cơ thể phái nam. Nếu anh bạn này bỗng nhiên “mập” lên bất thường, điều gì sẽ xảy ra? U xơ tuyến tiền liệt hay u phì đại lành tính tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở nam giới tuổi trung và cao niên. 1/4 nam giới khi bước qua tuổi 40 rất dễ mắc chứng bệnh này và xảy ra ở gần một nửa số nam giới ngoài 70 tuổi.

Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới cổ bàng quang, nặng khoảng 20gr, góp phần sản sinh ra tinh dịch.



Sự “phát phì” không bình thường

Khi tuổi càng cao, tuyến tiền liệt càng có nguy cơ tăng kích thước, chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây nên phì đại tuyến tiền liệt.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định được một cách rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Một điều lạ là các hoạn quan ngày xưa lại ít có nguy cơ bị bệnh hơn.

Người mắc bệnh này thường đi tiểu khó hoặc nhiều lần, luôn có cảm giác tiểu không hết. Họ hay thấy căng tức, khó chịu. Nếu bệnh nặng sẽ dẫn đến suy chức năng thận, thận ứ nước, sỏi bàng quang và phì đại cơ bàng quang.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn rơi vào tình trạng mất ngủ và không thể đi đâu xa vì phải thường xuyên “viếng thăm” nhà vệ sinh. Những khó khăn trong sinh hoạt như vậy dễ khiến họ chán nản.

Ngoài ra, theo nhiều bệnh nhân, mỗi khi “gần” vợ hoặc xuất tinh, họ luôn có cảm giác như… lỡ tiểu ra ngoài. Điều này gây tâm lý e ngại cho cánh mày râu.

Thêm vào đó, việc sợ vợ chê trách và tự ái nam nhi khiến các quý ông càng giấu kín bệnh tình của mình. Dần dần, họ tránh luôn “chuyện ấy”.

Đó có phải là dấu hiệu của ung thư?

Nhiều người mắc chứng bệnh này rất hoang mang, cho rằng mình bị ung thư.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như, trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân, Tp. Hcm, không nên cho rằng những khối u nhỏ nơi tuyến tiền liệt là ung thư. Cần có sự chẩn đoán của bác sĩ để xác định chính xác bệnh.

Nếu phát hiện sớm và có cách chữa trị hợp lý, nguy cơ dẫn đến ung thư rất thấp.

Trước đây, người ta thường dùng các phương pháp như đặt bóng làm giãn đường tiểu, mổ nội soi… để điều trị bệnh. Các lựa chọn này đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là chuyện quan hệ vợ chồng. Sau khi cắt bỏ u xơ tuyến tiền liệt, 70% người bệnh không có dịch xuất tinh. Ngày nay, người ta chủ yếu dùng thuốc để điều trị.

Tuy bệnh đã có thuốc chữa, nhưng bạn đừng vì thế mà xem thường. Tốt nhất, nên cho ông xã dùng nhiều thức ăn chứa lycopene (có trong cà chua), giúp giảm 21% nguy cơ mắc bệnh.

Đồng thời, hãy bổ sung vitamin A, E, selen, chất isoflavonoids và lignans (có trong đậu nành và rau quả). Tránh ăn nhiều thịt, mỡ và tập thể dục đều đặn.

Bệnh đi tiểu buốt có thể là dấu hiệu của u xơ tiền liệt tuyến

Bệnh đi tiểu buốt có thể là dấu hiệu của u xơ tiền liệt tuyến đa số có biểu hiện là cảm giác khó chịu khi đi tiểu do viêm nhiễm gây nên vì vậy bạn cần giữ gìn vệ sinh và đi khám nếu có những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Ở nam giới ống dẫn tiểu dài hơn nhiều so với phụ nữ, thường dễ bị nhiễm trùng trong quá trình giao hợp khiến người bệnh đi tiểu thấy rát, buốt và có thể có mủ chảy ra. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo.

Viêm nhiễm cũng có thể do lây nhiễm qua quan hệ tình dục không sạch sẽ, ngoài ra còn lây nhiễm gián tiếp qua việc dùng chung các dụng cụ vệ sinh, tắm giặt

Phòng ngừa tiểu buốt cho nam giới

1. Sinh hoạt điều độ. Những người có thói quen sinh hoạt thất thường như thức quá khuya sẽ làm tăng lượng axit trong cơ thể làm cho virut dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Nên tập dần thói quen sinh hoạt điều độ, từ đó duy trì độ kiềm ổn định, ngăn ngừa virut vào cơ thể.

2. Duy trì tâm trạng tốt, không nên có áp lực quá lớn vì áp lực lớn sẽ làm tích tụ các chất axit trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều chỉnh tâm trạng và áp lực hợp lý sẽ duy trì được độ kiềm nhẹ, tránh được chứng tiểu nhiều lần.

3. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tránh được việc cơ thể phải hấp thụ lượng axit quá lớn. Cân bằng độ kiềm trong thức ăn sẽ rất có ích cho việc ngăn ngừa chứng tiểu nhiều lần. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể nhanh chóng đào thải axit ra ngoài cơ thể, duy trì độ kiềm ổn định, tốt cho sức khỏe, giảm áp lực lên thận.

4. Thường xuyên vận động ngoài trời. Vận động ngoài trời sẽ ra nhiều mồ hôi, giúp cho việc đào thải các chất dư thừa, hít thở không khí trong lành sẽ giảm khả năng phát bệnh, tốt cho sức khỏe.

5. Không ăn các đồ ăn bị nhiễm hóa chất độc hại như: nước nhiễm hóa chất, thực phẩm có chất bảo vệ thực vật…., nên ăn thực phẩm giàu chất hữu cơ thực vật.

6. Tránh hút thuốc, uống rượu bia. Tiểu buốt, Tiểu nhiều, tiểu dắt có tác hại rất lớn, do vậy chúng ta phải kịp thời phòng tránh. Nếu bạn đã mắc phải chứng bệnh này thì cũng không cần quá lo lắng, hãy kịp thời đến các bệnh viện uy tín để điều trị.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu rắt

Tiểu rắt là hiện tượng đi đái nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh

Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận bài tiết (cầu thận, ống thận) và bộ phận dẫn xuất nước tiểu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo).

Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng trong một cơ quan thống nhất. Các chứng bệnh dù ở bộ phận nào cũng đều có ảnh hưởng chung cho cả hệ tiết niệu và còn liên quan mật thiết với hệ sinh dục.

Bình thường, chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Tiểu rắt là tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm.

Tiểu rắt thường kèm theo đái buốt. Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu).

Với những triệu chứng tiểu rắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt).

Để xác định nguyên nhân gây ra tiểu, bạn cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang).

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt là do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam; do lối sống như: uống ít nước, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều chất kích thích (thuốc lá, cà phê…). Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị phì đại tuyến tiền liệt…có nguy cơ dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Điều đáng nói, khi bị phì đại tuyến tiền liệt nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu. 

Sau đây là những dấu hiệu của bệnh:

-  Tiểu Rắt, tiểu buốt: Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc tiểu rắt.

-  Tiểu són: Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.
-  Tiểu ngắt quãng: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.

-  Đi tiểu nhiều lần: Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

Mặc dù, phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Đặc trưng cơ bản của cơn hen phế quản

Đặc trưng cơ bản của cơn hen phế quản là xảy ra từ từ (một số trường hợp có thể đột ngột, dữ dội) với các triệu chứng như tức ngực, cảm giác đè nặng, chẹn ngực; khó thở nghe có tiếng cò cử, khó thở thì thở ra (bệnh nhân hít vào thì dễ hơn khi thở ra), ho nhiều; thở nhanh nông, tím môi đầu chi; co kéo cơ hô hấp... và có những trường hợp suy hô hấp nặng tiến triển nhanh có thể làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời.
Thời tiết thay đổi, nhiệt độ môi trường chuyển từ nóng sang lạnh là giai đoạn bùng phát của các loại bệnh hô hấp trong đó có hen phế quản.

Biểu hiện đặc trưng của cơn hen phế quản

Hen phế quản là một tình trạng chít hẹp cấp tính của đường hô hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết dịch trong lòng phế quản xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ đó làm bệnh nhân khó thở với các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Cảnh giác với cơn hen phế quản 1
 Ảnh google.

Theo thống kê, cho tới năm 2011, trên thế giới có khoảng 235 - 330 triệu người mắc bệnh hen với tỷ lệ mắc trong dân số dao động từ 2 - 18% và tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển. Hen phế quản cũng thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn và phụ nữ thì bị nhiều hơn nam giới. Hai nhóm bệnh nguyên chính là hen do cơ địa và do môi trường (các tác nhân vi khuẩn, virut, chất gây dị ứng...).

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến cơ hen phế quản

Tại sao cơn hen lại hay xuất hiện ở một số người này mà lại không xuất hiện ở những người khác cho đến nay chưa được rõ, nhưng có một số tác nhân được cho là yếu tố khởi phát cho sự xuất hiện của cơn hen và các yếu tố này kết hợp với yếu tố "cơ địa" của bệnh nhân để làm bùng phát cơn hen.
 
Đó là các yếu tố như các tác nhân dễ gây dị ứng: phấn hoa; lông động vật (chó, mèo, thỏ...); nấm mốc; thực phẩm (cua, sò, ốc, tôm); thuốc các loại... Người bị cơn hen do dị ứng thường có tiền sử viêm mũi dị ứng, hay mẩn đỏ, ngứa khi tiếp xúc với các chất như trên.
 
Cảnh giác với cơn hen phế quản 2
 Chu kỳ hen phế quản.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là yếu tố kích thích cho cơn hen xuất hiện bởi sự viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut gây ra tăng tiết phù nề đường hô hấp và độc tố của chúng là những yếu tố gây co thắt cơ phế quản. Hút thuốc lá, thuốc lào, bên cạnh những tác hại lâu dài về tim mạch, ung thư phổi... còn là tác nhân hàng đầu kích thích khởi phát những cơn hen phế quản nặng và việc điều trị cắt cơn cũng khó hơn ở những bệnh nhân hen nghiện thuốc lá.
 
Ở những người bị hen, việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như khói, bụi, ẩm mốc... cũng dễ dàng làm cơn hen xuất hiện. Trào ngược dạ dày - thực quản khiến cho một phần dịch vị có tính acid cao lọt vào đường hô hấp gây nên những thương tổn mạn tính và kích thích các cơ phế quản co thắt làm bệnh nhân khó thở. Ngoài ra, nhiều người còn bị chứng hen khi gắng sức nhiều (khi lao động, khi chơi các môn thể thao...), chứng hen do thuốc (ví dụ như hen do aspirin), hen do nghề nghiệp phải tiếp xúc với bụi bông, bụi phấn, hóa chất... và cuối cùng, thời tiết khi giao mùa với những đặc điểm như nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao sẽ khiến cho cơ thể giảm sức đề kháng, dễ dàng bùng phát những cơn khó thở ở những bệnh nhân đang bị chứng hen phế quản.

Những thực phẩm tốt và nên tránh nếu bạn mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Thức ăn nên dùng khi bạn mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Tất cả món ăn từ đậu nành và đậu xanh để nhờ hoạt chất thực vật có tác dụng tương tự nội tiết tố, như Isoflavone và Lignane, để ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt.
Tất cả các loại cải, đặc biệt là bắp cải, để mượn chất kháng oxy-hoá trong lá cải làm phương tiện giải độc cho tiền liệt tuyến.
Giá sống, để giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư như daifzein, genistein…
Cà chua để mượn lycopin trong vỏ trái cà làm lá chắn chống ung thư.
Các loại cá biển dồi dào dầu béo 3-Omega như cá saba, cá hồi, cá mòi làm phương tiện trung hoà hoạt tính của các chất gây viêm. Với người không thích ăn cá thì mè đen là giải pháp thay thế nhờ cũng chứa nhiều 3-Omega.

Thực phẩm nên tránh khi bạn mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Mỡ động vật cũng như các món ăn béo bở như patê gan, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ nổi vì đó là những yếu tố tăng cường hoạt tính của men 5-alpha reductase, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tấy của tuyến tiền liệt.
Chất đạm động vật nếu lượng quá cao trong mỗi lần thu nhập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nam giới từ tuổi 50 không nên có hơn 100g thịt trong mỗi bữa ăn nếu muốn phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

Dù viêm hay phì đại tiền liệt tuyến, cả hai đều không đồng nghĩa với ung thư, nhưng cả hai đều là nhân tố thuận lợi cho sự hình thành của ung bướu ác tính.
Nên ăn gì khi tuyến tiền liệt phì đại?Giá sống, để giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính

Những hiểu biết cơ bản

Khi còn trẻ thì chàng nào cũng cần tuyến tiền liệt để châm nhớt hỗ trợ cho chức năng sản xuất của… tinh hoàn. Nhưng vừa bước qua ngưỡng cửa của độ tuổi 50 thì nhiều ông bắt đầu mè nheo vì tiểu són, tiểu rát, tiểu không ra… do tiền liệt tuyến bỗng nhiên phình bụng tăng thể tích.
Quan điểm đổ tội cho tiền liệt tuyến càng bất công hơn nữa vì nhiều gia chủ không hề biết là tuyến này trước đó đã nhiều năm đưa đầu chịu trận trước đủ loại độc chất, nội sinh cũng như ngoại lai. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tuyến tiền liệt trên thực tế là nơi tích luỹ các chất oxy-hoá. Tuổi đời càng cao, tuyến tiền liệt càng quá tải với chất phế thải. Bằng chứng là tiền liệt tuyến bắt đầu viêm tấy từ tuổi 25 tuổi, phì đại nhiều hơn từ tuổi 45, và ung thư xuất hiện khi qua tuổi ngũ tuần. Chính vì thế mà nam giới từ tuổi trung niên cần mạnh dạn gõ cửa thầy thuốc khi vừa phát hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện hay dấu hiệu tiểu ra máu hoặc có máu trong tinh dịch.
Tuy phì đại tiền liệt tuyến không là bệnh nan y nhờ có nhiều loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, đặc biệt là nhóm thuốc chẹn alpha, nhưng nếu chỉ trông mong vào thuốc như biện pháp chữa cháy thì là một quan điểm sai lầm. Trái lại, như đã phân tích, viêm hay phì đại tiền liệt tuyến là điều hầu như bất khả kháng trước tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. Vấn đề chỉ là làm sao để tuyến tiền liệt đến lúc nào đó phải viêm cứ viêm, có phì đại thì đành chịu phì đại, nhưng đừng biến thể ác tính.
Thay vì phải dùng đến hoá chất tổng hợp, liệu có cách nào ứng dụng hoạt chất sinh học, chẳng hạn với thực phẩm? Không quá khó để tìm ra đáp án khi kết quả thống kê ở Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy số người có vấn đề với tiền liệt tuyến ở Mỹ cao gấp 26 lần số bệnh nhân ở Trung Quốc! Như thế, căn bệnh này phải có mối liên quan nào đó với nếp sinh hoạt, hay nói chính xác hơn, với chế độ dinh dưỡng thường ngày.