Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Chăm chỉ uống sữa đậu nành để ngăn ngừa u phì đại tuyến tiền liệt



Nếu bạn thích uống sữa nhưng lại bị dị ứng các sản phẩm từ bơ sữa hoặc cảm thấy chán khi uống mãi sữa bò thì sữa đậu nành chính là cứu cánh hoàn hảo.

Sữa đậu nành khá đặc, có vị hạt phỉ và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn là bạn nghĩ. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây về sữa đậu nành.

Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1- g đường.
Cải thiện lipid (mỡ)

Ảnh: citydentist.com

Một trong những vai trò quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện lipid máu. Khác với sữa thường chứa nồng độ cholesterone và chất béo bão hòa cao, sữa đậu nành thường chứa lượng chất béo khá thấp và đặc biệt không có cholesterone. Axit béo không bão hòa dạng đơn và đa thể giúp ngăn chặn cholesterone đi vào trong máu. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống sữa đậu nành có lượng triglyceride và lipoprotein trong máu thấp hơn, giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ Hỗ trợ sự liên kết các mạch máu.

Axit chất béo Omega 3 và 6 cũng như chất chống oxy hóa và phyto-hoocmon trong đậu nành giúp bạn bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và co giãn. Những chất này có vai trò như chất keo dính, ngăn chặn cholesterone và những tạp chất nguy hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, chính hỗn hợp các chất dinh dưỡng này giúp bạn cải thiện độ đàn hồi và tình trạng lỏng của các mạch máu, giúp chúng được bảo vệ tốt hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.
Hỗ trợ giảm cân

Sựa đậu nành chứa lượng đường tự nhiên thấp hơn sữa bò. Trong khi sữa bò chứa khoảng 11g đường trong 1 cốc 250 ml, thì sữa đâu nành chỉ chiếm bằng một nửa, tương đương với 6g đường. Chính vì thế, 1 cốc sữa đậu nành trung bình chỉ chứa 81 calo, ngang ngửa với sữa tách béo. Ngoài ra, axit béo không bão hòa dạng đơn trong sữa đậu nành có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Hơn thế nữa, uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hơn, nên sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu hơn.

Sữa đậu nành chứa nguồn phytoestrogen dồi dào (hoocmon nữ, chính vì thế nam giới được khuyên không nên tiếp thụ QUÁ nhiều sản phẩm từ đậu nành), nên sẽ ngăn hoóc-môn sinh dục nam là testosterone tiết ra quá nhiều. Lượng hoocmon nam testosterone thấp hơn đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc u phì đại tuyến tiền liệt giảm. Các nghiên cứu đã cho thấy những người đàn ông ăn theo chế độ giàu đậu nành thường ít mắc các bệnh phì đại hoặc ung thư tiền liệt tuyến hơn.

Ảnh: pingminghealth.com
Ngăn ngừa các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, lượng hoóc-môn phytoestrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những người này thường có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và đái tháo đường cao hơn hẳn. Ngoài ra, họ còn dễ bị trầm cảm, mất ngủ, thay đổi cảm xúc và gặp các vấn đề về thể chất nhiều hơn. Hoocmon phytoestrogen trong đậu nành là sự thay thế quý giá cho lượng hoocmon bị mất đi. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm và làm chậm các triệu chứng và hậu quả hậu mãn kinh.
Cải thiện bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương gây ra tình trạng xương yếu dần, trở nên mềm và dễ gẫy. Hoóc-môn phytoestrogen trong đậu nành giúp hấp thụ calci vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn. Để tối đa hóa tác dụng, bạn nên mua sữa đậu nành có bổ sung vitamin D và calci để uống.

Tiểu đêm - nguy cơ mắc kèm các bệnh khác

Nhưng đồng thời, chứng tiểu đêm cũng dễ dàng bị nhiều người bỏ qua vì cho là “chuyện nhỏ” hoặc xem đây là chuyện ngại nói. Mấy ai biết, tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý, và do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản.

Nguyên nhân từ bệnh lý...

Trục trặc của tuyến tiền liệt: thường gặp nhất là bướu lành tiền liệt tuyến. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới, chỉ đứng thứ hai trong các bệnh liên quan đến niệu khoa, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Vấn đề ở đây là: khi tuyến tiền liệt to, sẽ dẫn đến ngăn cản dòng nước tiểu và kích thích bàng quang, và triệu chứng thường gặp là đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm. Có bệnh nhân đi 4 – 5 lần, có người “thê thảm” hơn khi thức trắng đêm bởi cả chục lần đi tiểu.
Tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác

Tiểu nhiều, tiểu đêm là biểu hiện của rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đó là chưa kể, điều này còn làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác. Mất ngủ là yếu tố thúc đẩy các bệnh khác, từ rối loạn hoạt động nội sinh, góp phần tăng huyết áp, ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, các vấn đề sức khoẻ khác. Chưa kể, mất ngủ do tiểu đêm còn ảnh hưởng trực tiếp về mặt tinh thần, dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu và tăng stress.

Viêm bàng quang: ai cũng biết bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, sau khi đã được thận lọc qua. Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù là viêm bàng quang mãn tính hay cấp tính, bao giờ cũng khiến người bệnh cứ mắc tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, không ngoại trừ cả ban đêm và tiểu són.


Sỏi thận: biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng do tuỳ thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục… cả ban ngày lẫn ban đêm. Cần lưu ý trong nhiều trường hợp hòn sỏi cỡ 4 – 5 mm ở thận vẫn có thể chung sống hoà bình trong nhiều chục năm.

Viêm đường tiết niệu: biểu hiện rất rõ ràng: đi tiểu liên tục dù là ngày hay đêm, đau rát, khó chịu và sẽ tiến triển nhanh đối với những người tái phát. Nguyên nhân là nhiễm trùng dẫn đến kích thích bàng quang, đưa đến tình trạng đi tiểu liên tục.

Đái tháo đường týp 2: đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm, được xem là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường (ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều – sụt cân).








Uống nhiều nước: nhiều người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Rõ ràng, “có vào” thì phải “có ra”, uống nhiều nước như thế, nửa đêm thức giấc giải quyết cái chuyện “đầu ra”, là điều tất nhiên! Đó là chưa kể uống nhiều nước còn có thể dẫn đến tình trạng đa niệu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Do các chất kích thích: nếu ban ngày khổ chủ đã dùng các chất kích thích như rượu, trà, càphê thì đêm tiểu nhiều là tất nhiên, vì đây là những thứ có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang gây tiểu thường hơn.

Do lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Do mang thai: với rất nhiều thai phụ, tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.

Do thuốc: khi phải dùng những thuốc lợi tiểu theo chỉ định để chữa bệnh tăng huyết áp và bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan, bệnh nhân phải chấp nhận những phản ứng phụ kèm theo như tiểu nhiều, trong đó có tiểu đêm. Ngoài ra nhóm chẹn kênh canxi dùng buổi tối cũng có thể gây tiểu đêm.

Giải pháp nào cho chuyện tiểu đêm?

Vấn đề điều trị đối với chứng tiểu đêm là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, sức khoẻ. Tuỳ theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý là với gần 20 nguyên nhân khác nhau của chứng tiểu đêm, chắc chắn không một loại thuốc nào có thể trị chung cho ngần ấy bệnh lý, như nhiều mẫu quảng cáo thuốc đường mật! Ông bà ta có câu “đúng thầy, đúng thuốc”. Hãy để công việc chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ, đừng tự mình làm theo lời đồn thổi của quảng cáo, hay tự mình bắt bệnh, tự điều trị. Nguy hiểm hơn, là nghe theo lời hướng dẫn từ người quen, để rồi tiền mất, mà bệnh thì ở lại!

Đái dắt - nguyên nhân do đâu?


Bệnh tiểu dắt là hiện tượng người bệnh cảm thấy liên tục buồn đi tiểu, vừa tiểu xong lại muốn đi tiểu ngay mỗi lần tiểu chỉ rất ít. Tiểu dắt gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh.

Khi mắc bệnh, người bệnh đi tiểu hơn 8 lần/ngày đêm và ít nhất 2 lần/đêm, có thể vừa tiểu xong lại thấy buồn tiểu ngay, với những bệnh nhân trung tuổi có thể phải đi tiểu có khi tới 10-20 lần. Tiểu dắt thường kèm theo tiểu buốt.




Tính chất khẩn cấp của cảm giác buồn tiểu rất khó trì hoãn lại hay xảy ra và có tính đột ngột nên người bệnh khó kìm giữ được, dẫn đến tiểu són. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội và phải tiểu nhiều lần.

Tiểu dắt (tiểu không kiểm soát í) luôn là một trường hợp rất phiền toái và khiến bạn thiếu tự tin. Có thể nguyên nhân chính là do các thủ phạm sau đây:

- Nguyên nhân tiểu dắt, tiểu đêm phần lớn là do trục trặc của tuyến tiền liệt, tuy không đến mức nguy hiểm song nếu không điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống: giấc ngủ, sức khỏe, công việc...


- Do cơ sàn chậu hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo suy yếu vì thế khi bạn cười, các cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như thông thường khiến nước tiểu rò rỉ.



- Nếu bạn bị tiểu rắt trong quá trình tập thể dục đó có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình luyện tập gắng sức.



- Cà phê và trà cũng là một chất kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu rắt thì cần phải suy nghĩ đến thức uống này.



- Mặc quần rộng rãi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo trong khi mặc quần quá chật thì có thể gây tác dụng ngược lại, nhất là loại quần jean bó sát gây tiểu dắt.

Nhiều bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này thường ngại khám chuyên khoa và âm thầm chịu đựng, vì thế bệnh ngày càng nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe.

Với những triệu chứng tiểu dắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt).

Để xác định nguyên nhân, bạn cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm... Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang).





Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

bạn nên thay đổi chế độ ăn uống cho ông xã khi bị u phì đại

Chồng tôi mới bị phát hiện mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt. Tôi không có nhiều kiến thức về chứng bệnh này nên rất lo lắng và không biết chứng bệnh này nguy hiểm thế nào? Tôi nên thay đổi chế độ ăn uống thế nào cho anh xã?

Phương Mai (Hải Phòng)

Trả lời: Phì đại tuyến tiền liệt là một chứng bệnh rắc rối ở thường gặp ở những nam giới tuổi trung niên. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều đấng mày râu mắc bệnh nhưng lại không biết và để lâu chứng bệnh này có thể biến chứng thành ung thư tuyến tiền liệt.







Phì đại tuyến tiền liệt trở nên nguy hiểm khi nó can thiệp và ảnh hưởng xấu đến chức năng của bàng quang, để xử trí tình huống này cần phải được phẫu thuật.

Tuy nhiên, nhìn chung nếu căn bệnh này được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì nó sẽ không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm được.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và điều trị tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời gian này bạn nên thay đổi chế độ ăn uống cho ông xã theo hướng dẫn sau đây.
Bổ sung những loại thực phẩm có lợi: Trong chế độ ăn uống bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa chất Isoflavone và Lignane, để ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt.
Các thực phẩm có chứa chất này có thể kể tên như đậu tương, đậu xanh và các món ăn được chế biến từ những nguyên liệu chính này. Ví như giá đỗ và đậu phụ có thể giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư như daifzein, genistein...
Ngoài ra, trong các loại rau xanh bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại rau có chứa chất chống oxy hóa hữu hiệu, đó chính là “vũ khí” bảo vệ bạn chống lại căn bệnh ung thư. 

Các loại rau có lá màu xanh sẫm và các loại rau thuộc họ cải đáp ứng được yêu cầu chống oxy hóa chống lại ung thư, bảo vệ khỏi u phì đại.

Khi ăn rau xanh và trái cây nên đa dạng chúng về màu sắc và mùi vị để tổng hợp được đa dạng các dưỡng chất vào trong cơ thể, nên tăng cường các loại quả đỏ vì nó có chứa lycopen rất có lợi cho tuyển tiền liệt (cà chua là thực phẩm siêu hạng số 1 có chứa lycopen – có khả năng chống lại ung thư tuyền tiền liệt cho các đấng mày râu).

Các loại chất béo có lợi cũng đem lại cho bạn những hữu ích. Đừng nghĩ rằng mọi loại chất béo đều có hại, mà trên thực tế chất béo chứa omega 3 rất có lợi cho sức khỏe nói chung, nó làm phương tiện trung hoà hoạt tính của các chất gây viêm.
Thực phẩm nên tránh: Tránh ăn những thực phẩm có nhiều mỡ từ nguồn gốc động vật như như patê gan, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ nổi vì đó là những yếu tố tăng cường hoạt tính của men 5-alpha reductase, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tấy của tuyến tiền liệt.
Hạn chế thu nạp những thực phẩm nhiều đạm có nguồn gốc từ động vật vì nó là “kẻ thù” của tuyến tiền liệt.

Trường hợp tiểu rắt do chạy nhảy và tập thể dục quá sức

Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc tiểu rắt, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.


Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là gây ra cảm giác thiếu tự tin và làm cho người bệnh gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này?

Bài trước : Tiểu rắt có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm


Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt, đó có thể do cơ sàn chậu không đàn hồi, do chạy nhảy và tập thể dục quá sức, dùng thuốc hoặc bị mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường tiểu …Điều chúng ta cần là xác định rõ nguyên nhân gây bệnh mà để có những biện pháp khắc phục phù hợp.
Trường hợp tiểu rắt do cơ sàn chậu không đàn hồi

Do cơ sàn chậu hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo suy yếu vì thế khi bạn cười, các cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như thông thường khiến nước tiểu rò rỉ.

Lời khuyên trong trường hợp này là: Nên tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo ra thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.

Trường hợp tiểu rắt do chạy nhảy và tập thể dục quá sức


Nếu bạn bị tiểu rắt trong quá trình tập thể dục đó có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình luyện tập gắng sức.

Lời khuyên : Không uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao. Thực tế, các cô nàng thường mắc tình trạng này phổ biến hơn các đầu đinh, do đó, bạn có thể sử dụng tampon như một phương pháp tạm thời.
Tiểu rắt do uống trà và uống cafe

Cà phê và trà cũng là một chất kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu rắt thì cần phải suy nghĩ đến thức uống này.

Những điều nên làm: Uống thêm nhiều nước lọc sau khi dùng trà và cà phê. Hạn chế uống hai món này vào buổi sáng nếu bạn không thực sự cần thiết. Và trên hết, không nên lạm dụng hay thức uống này nhé.
Tiểu rắt do ảnh hưởng một số tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp cho các bộ phận khác trên cơ thể có khả năng vô tình “thư giãn” tính chặt chẽ của cơ bàng quang và niệu đạo. Bên cạnh đó là một số thuốc có nguy cơ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…

Những điều nên làm: Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tiểu rắt do triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang, gây tiểu rắt. Triệu chứng thường gặp của các bệnh này là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín.

Những điều nên làm: Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu buốt từ việc mặc quần quá chật


Mặc quần rộng rãi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo trong khi mặc quần quá chật thì có thể gây tác dụng ngược lại, nhất là loại quần jean bó sát.

Những điều nên làm: Chọn một chiếc quần jean vừa phải, không quá chật. Chọn quần có thành phần cotton thay cho nylon và thành phần nên có lycra nhé.
Tiểu rắt do táo bón

Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bạn táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu rắt.

Những điều nên làm: Tránh trường hợp này chỉ cần bạn tránh được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước vào nhé.
Ăn uống với người bị tiểu rắt, đái dắt

1. Nên uống nước vừa đủ, đều đặn : Uống nước đủ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, nếu uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát còn uống quá ít nước sẽ kiềm chế hoạt động của bàng quang và dễ gây nhiễm trùng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên uống nước đều đặn, nên uống hơn 2 lít nước trong một ngày và hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để không thường mắc tiểu về đêm.

2. Nên hạn chế chất cồn : Bia, rượu và những loại chất có cồn khi uống vào làm tăng lượng nước tiểu – điều này có nghĩa là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên khi uống quá nhiều. Để không xảy ra tình trạng trên, nên hạn chế những chất có cồn.

3. Giảm caffein : Caffein là một chất lợi tiểu. Cắt giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Nói như vậy không có nghĩa là buộc bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê, trà, coca mà chỉ cần hạn chế để lọc bớt chất caffein.

4. Tránh dùng nhiều thực phẩm có chứa axit : Cam, chanh, cà phê, trà, cà chua là các loại thực phẩm có chứa axit, có thể gây kích thích bàng quang, vì vậy bạn cũng nên tránh dùng nhiều những loại thực phẩm và đồ uống này, để giảm triệu chứng đi tiểu nhiều.

5. Hạn chế đồ uống có gas : Những đồ uống có ga cũng rất dễ kích thích bàng quang, nếu mắc chứng đi tiểu nhiều, bạn cũng cần hạn chế uống các loại nước này. Đồ uống có ga bao gồm cả các loại nước như soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt.

6. Không nên dùng gia vị nóng, chất ngọt: Các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt cũng ảnh hưởng đến bàng quang nếu bạn ăn nhiều. Đường, mật ong có thể làm kích thích bàng quang, cần phải giới hạn.

7. Nên hỏi bác sĩ về việc dùng các loại thuốc : Thuốc không phải thực phẩm hay đồ uống – tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến việc đi tiểu của bạn. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao có chứa chất lợi tiểu hoặc canxi, kích thích bàng quang hoạt động nhiều. Nếu bạn mắc chứng tiểu nhiều lần, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc.

8. Cân bằng chế độ ăn uống : Nhiều người có thói quen uống nước cam hoặc cà phê vào buổi sáng, soda vào buổi trưa, ăn một chút chocolate vào chiều, và chút gia vị Thái hay rượu vào buổi tối. Những đồ uống và thực phẩm này nghe qua có vẻ rất tuyệt, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động bàng quang. Rất khó để bạn có thể từ bỏ các loại thực phẩm này ngay một lúc, vì vậy nên tập từng bước một để hạn chế chúng. Tốt nhất cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cân bằng nếu bạn bị bệnh tiểu nhiều không kiểm soát được.

Có phải các yếu tố gây viêm tấy là điều kiện để tuyến tiền liệt bị phì đại

Phì đại tuyến tiền liệt là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều ông mất ngủ vì cảm giác bẽ bàng khi nhận ra mình không còn trai tráng như xưa.


Tuy vậy, có người “hưu” luôn nhưng cũng có người “gừng càng già càng cay”. Câu hỏi luôn là “Tại sao vậy?”

Chuyện gì cũng có lý do

Nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên vừa qua cho thấy phì đại tuyến tiền liệt dễ phát tán ở người trước đó:


- Có cuộc sống “ướp” stress từ đầu đến chân

- Uống không đủ nước trong giờ làm việc lại hay đổ mồ hôi

- Sinh hoạt thường xuyên trong môi trường ô nhiễm nhưng thiếu phương tiện bảo vệ sức khỏe

- Có chế độ dinh dưỡng đơn điệu nên cơ thể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy-hóa

- Lạm dụng bia rượu, chất béo động vật, chất kích thích (cà phê, thuốc lá…) khiến sức đề kháng bị xói mòn

- Mắc bệnh trên đường tiết niệu (viêm bàng quang), bệnh nội tiết (tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp) không được điều trị đến nơi đến chốn

Nhớ “hãm phanh” quá trình mãn dục

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong hai thập niên gần đây cho thấy tiền liệt tuyến là thành phần đưa đầu chịu trận để độc tố, vi khuẩn, hóa chất … bị cầm chân ở đó thay vì tiến thẳng vào đường tiết niệu.

Bằng chứng là chất oxy hóa cũng như chất sinh ung thư tích lũy trong tuyến này với hàm lượng tăng theo tuổi đời. 

Nhưng bao nhiêu yếu tố gây viêm tấy đó tuy là điều kiện ắt có vẫn chưa đủ để tuyến tiền liệt thành u phì đại.


Nguyên nhân chính là tình trạng giảm thiểu nội tiết tố nam tính testosterone, bắt đầu rõ nét từ tuổi 40, mà nội tiết tố nữ tính estradiol vốn trước đó đóng vai đối kháng nhưng mờ nhạt trong cơ thể đàn ông, càng lúc càng quấy phá theo kiểu “gà mái đá gà cồ”.

Hậu quả là tuyến tiền liệt có khuynh hướng tăng dần thể tích với lượng mô xơ càng lúc càng lấn sân. Phì đại tiền liệt tuyến khi đó thành hình do bàn tay phá hoại ngấm ngầm của mất quân bình nội tiết tố trong cơ thể đàn ông. Tuy phì đại tiền liệt tuyến không đồng nghĩa với ung thư nhưng một số trường hợp có thể trở thành ác tính.

Dùng thuốc thay vì “mài dao”

Quan điểm hễ phì thì cắt đã từ nhiều năm không còn đứng vững vì không thể là giải pháp rốt ráo cho mọi trường hợp. Đó là chưa kể đến rủi ro trong lúc thao tác ngoại khoa khiến bệnh nhân sau đó hoặc vẫn trục trặc với chuyện tiểu tiện, hoặc gặp vấn đề với chức năng sinh dục, hoặc cả hai.

Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, đa số thầy thuốc niệu khoa hiện nay tán đồng phương pháp dùng thuốc thay vì mài dao ngay tức khắc, nhất là khi thầy thuốc đã có trong tay nhiều loại thuốc đặc hiệu với hiệu quả cao.

Nạn nhân của phì đại tiền liệt tuyến vì thế không có lý do gì phải ngần ngại khi gõ cửa thầy thuốc. Nhưng khéo hơn nhiều vẫn là biện pháp cây nhà lá vườn, sao cho khỏi gặp thầy thuốc mà vẫn vững bụng. Chính vì thế mà bổ sung testosterone khi tuổi đời mấp mé giai đoạn mãn dục nam bằng cách cung cấp hoạt chất sinh học để cơ thể tự tổng hợp nội tiết tố là giải pháp an toàn.

Mạnh vì gạo, bạo vì testosterone

Tuyến tiền liệt không vô cớ bỗng phình bụng làm chi cho rắc rối. Phì đại tiền liệt tuyến chắc chắn không là chuyện xui xẻo giữa đường mà là hậu quả của giọt nước tràn ly.

Bên cạnh nếp sinh hoạt tránh kiểu đem tuyến này bỏ chợ lúc gia chủ còn trẻ, lúc gia chủ còn khoẻ, phòng ngừa phì đại tiền liệt tuyến là điều hoàn toàn khả thi nếu quý ông từ tuổi ngũ tuần, hay sớm hơn càng tốt, đừng quên tiếp hơi “đàn ông” cho cơ quan mang cá tính của phái mạnh bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên, từ cây thuốc trời dành cho giới mày râu.

Nước đến chân còn mong nhảy nhót, nước ngập đến gối thì lội bộ cũng không xong. Tiên hạ thủ vi cường mới đúng điệu đàn ông.

Theo thanhnien.online

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn

Mỗi lần đi tiểu là tiểu rắt, tiểu buốt và rát nên chị Hà đành hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước để đỡ phải vào nhà vệ sinh.



Chị Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết thời gian gần đây chị bị chứng tiểu buốt, đi rắt, mỗi lần đi chỉ ra một ít, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Không những thế, mỗi lần đi tiểu chị còn cảm thấy đau rát rất khó chịu. Chị sợ đi tiểu đến mức phải hạn chế ăn uống các thứ liên quan đến nước để đỡ phải vào nhà vệ sinh. Chỉ đến khi không chịu đựng được nữa, đi khám thì chị mới biết mình bị mắc viêm đường tiết niệu, nếu để lâu không chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng khó lường như viêm thận, suy thận, nhiễm trùng huyết…
viêm đường tiết niệu; chữa đông y; tiểu buốt; tiểu rắt
Khổ vì viêm đường tiết niệu

Nhịn uống vì sợ đi tiểu buốt, tiểu rắt

Theo các bác sĩ, hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt chính là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do hai nguyên nhân chính gây ra: vi khuẩn và thấp nhiệt ( hay còn gọi là nóng trong). 

Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, ngoài hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh còn thấy nước tiểu đục, có mùi khai nồng, các hiện tượng trên ngày càng tăng nặng, mỗi lần đi tiểu cảm giác “buốt đến tận óc”, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng tăng nặng như tiểu ra máu, ra mủ, thậm chí biến chứng lên thận gây viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu....

Đối với viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, ngoài hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh còn thấy nước tiểu đục, có mùi khai nồng

Khác với trường hợp trên, với những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong (hay gặp ở những người có cơ địa nhiệt) sẽ thấy tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi , các triệu chứng trên ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát. Ngoài những biểu hiện ở đường niệu, những người có cơ địa nhiệt thường hay gặp các triệu chứng khác như hay có cảm giác háo khát, nhiệt miệng, dễ nổi mụn nhọt mẩn ngứa, táo bón…. Đối với trường hợp này, nếu không điều trị nhanh chóng, nước tiểu của người bệnh sẽ bị tích tụ lại, sinh ra vi khuẩn và gây các biến chứng nặng hơn.

Các mẹo chữa bệnh kiệu quả 

Thông thường, khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh thường có thói quen ra hiệu thuốc mua một liều kháng sinh về dùng. Tuy nhiên, kháng sinh không phải là lựa chọn tối ưu trong mọi trường hợp, nhất là với những người bị viêm đường tiết niệu do nóng trong. Đó là còn chưa kể đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, tăng men gan, thậm chí có thể bị sốc phản vệ và dẫn đến tử vong… Đồng thời, đối với bệnh viêm đường tiết niệu, sử dụng kháng sinh nguy cơ bệnh tái phát cao khi người dùng thuốc không đủ liều.
"Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc chữa chứng tiểu buốt, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu như Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần; Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. 

Trong đông y, Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa là hai thảo dược qúy được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu. Theo đó, Kim Ngân Hoa thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, được coi là kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh. Thêm nữa, với tác dụng giãn mạch, lợi niệu, kháng viêm của Kim Tiền Thảo, cặp đôi Kim Ngân Hoa – Kim Tiền Thảo không chỉ làm thông niệu, rửa trôi các vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu một cách an toàn, hiệu quả, mà còn giúp điều trị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) mà kháng sinh điều trị không hiệu quả.

Kim Minh 

Chưa có thuốc nào được chứng minh là làm bướu của phì đại tuyến tiền liệt nhỏ đi

Các thuốc có thể kể điều trị phì đại tuyến tiền liệt đến như:


alfuzosin (xatral), terazosin (hytrin), doxazosin, prazosin và tamsulosin. Các thuốc ức chế alpha 1 không làm “tiêu” bướu mà chỉ giúp tiểu dễ do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Thuốc này gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. 

Chưa có thuốc nào được chứng minh là làm bướu của phì đại tuyến tiền liệt nhỏ đi.


Ngoài ra còn một số thuốc khác như finasteride (proscar) và dutasteride được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh.

Câu hỏi về u xơ tiền liệt tuyến

Gần đây thấy hiện tượng đi tiểu khó, lúc đầu chỉ một chút nhưng sau đó cứ tăng dần, tia nước tiểu không còn được mạnh. Tôi đi khám và bác sĩ cho biết bị u xơ tuyến tiền liệt.ôi 60 tuổi, từ trước tới nay không bị bệnh tật gì, tuy nhiên gần đây thấy hiện tượng đi tiểu khó, lúc đầu chỉ một chút nhưng sau đó cứ tăng dần, tia nước tiểu không còn được mạnh như trước đây nữa. Tôi đi khám và được bác sĩ cho biết bị u xơ tuyến tiền liệt.

Xin hỏi có thuốc gì để chữa bệnh này và thuốc có tác dụng phụ gì không? Tôi xin cảm ơn.


Nguyễn Lê (Hà Nội)

Tiền liệt tuyến là một cơ quan nhỏ có kích thước khoảng 2cm đường kính, nằm dưới bàng quang (nơi chứa đựng nước tiểu) và bao bọc xung quanh niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang). Chính vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần...).


Nếu nặng có thể gây bí đái mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí suy thận. Người bệnh thường đến khám khi xuất hiện các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện hoặc bí đái cấp tính.

Về điều trị, không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến đều phải dùng thuốc để điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không, đặc biệt cần xét nghiệm PSA để xem có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không để có hướng xử trí kịp thời.

Với những trường hợp cần điều trị là những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì trước mắt phải điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tiền liệt tuyến và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Cháo trai món ăn chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Trai sông còn gọi trai nước ngọt, là loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Trai thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối… ở vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta.  Thịt trai sông giàu đạm, can xi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm. Ngoài làm thực phẩm, trai sông còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Thịt trai sông giàu đạm, can xi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm.
Thịt trai sông giàu đạm, can xi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm.   

Theo Đông y, trai sông vị ngọt mặn, tính hàn. Công năng chủ trị: Tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết. Dùng cho các trường hợp âm hư, sốt nóng (lao phổi, đái tháo đường), ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch, u tuyến giáp, vàng da.
 Một số món ăn, bài thuốc từ trai

Canh trai rau hẹ: Trai sông 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường. 10 ngày là 1 liệu trình.
 Trai luộc: Trai luộc chín, ăn với ớt tiêu gia vị hằng ngày có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, lợi tiểu, tán kết. Dùng hỗ trợ điều trị cho các trường hợp vàng da phù nề, sưng hạch, bướu cổ, khí hư, huyết trắng, bệnh đái tháo đường. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.

 Canh trai cà rốt đậu đỏ: Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.
 Cháo trai: Trai sông 200 - 300g, gạo 100g. Trai ngâm nước vo gạo nửa ngày đến 1 ngày, rửa sạch, luộc chín và giữ nước luộc. Thịt trai nặn hết sạn đen trong bụng, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, trộn gia vị, để 15 - 20 phút; Phi hành mỡ và cho thịt trai vào đảo đều; Để riêng. Gạn lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo; Giữ nhỏ lửa, đảo đều để cháo không bén và đặc sệt; Cho thịt trai xào vào, thêm 1 - 2 củ hành, vài lát gừng thái chỉ, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ăn thêm chút bột tiêu, ớt bột, rau răm thái nhỏ. Chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường… và là món đặc sản trong mùa thu.

 Ở người bệnh mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương - hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

Với người bị u xơ tiền liệt tuyến có các biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng rất thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến. Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì đây còn là món ăn có tác dụng tốt cho việc phòng trung. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài - một dược thảo có tác dụng tốt cho bệnh đái tháo đường.

Bí đỏ trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến

 
 Bí đỏ còn gọi là bí rợ, bí ngô. Ngoài là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bí đỏ còn có nhiều tác dụng làm thuốc đặc biệt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến
 
 

Lương y Minh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu cho biết, theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt tính hơi ôn. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân dịch, thường chữa đau đầu chóng mặt, mắt yếu, viêm gan, thận yếu. Tài liệu cho biết, để cung cấp cho cơ thể 25 calo, cần dùng 74g quả bí đỏ, trong đó chứa 1,94 protit, 3,3 gluxit. Quả bí còn chứa một số axit amin (leucin tyrosin peporesin) và các vitamin B, tiền sinh tố A, và vitamin PP, vitamin C.

Một số món ăn bài thuốc chữa bệnh từ bí đỏ gồm: Chữa đau đầu chóng mặt mất ngủ, bí đỏ hầm đậu phụng hạt sen; chữa tiểu đường, bí đỏ 200g, đậu xanh 100g, xương heo 100g hầm ăn cho thêm gia vị vừa đủ. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, phòng trị u xơ tiền liệt tuyến; ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô, bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày. 
 
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, trong hạt bí có chứa chất phytosterol giúp phòng và hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, nó có khả năng kích thích tuyến tuỵ tiết insulin giảm đường huyết, chữa đái tháo đường. Bí đỏ có nhiều chất xơ, ít chất oxalate giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh, tránh ứ đọng trong ruột non, giảm thiểu sự tái hấp thu oxalate từ ruột để tạo nên sỏi thận, do đó "hóa giải" sự hình thành sỏi calcium oxalate ở thận.

Đồng thời, bí đỏ chứa nhiều L-trytophan nên được xem là một loại thực phẩm bổ não, giảm stress, phòng chống mất ngủ ở người già nếu ăn thường xuyên tuần 3 - 4 bữa. Quả bí chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều beta-caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp sáng mắt, trị quáng gà, khô mắt, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ và người già. Tuy nhiên, bí đỏ có tác dụng nhuận tràng, nên những người hay bị đi ngoài cần ăn ít

Khi cần tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh mạn tính vui lòng liên hệ đến số điện thoại 043.9393.620 để nghe các bác sĩ Phytosante tư vấn chi tiết.

“Thông niệu, xả khuẩn”, cách chữa viêm đường tiết niệu an toàn

Tiểu buốt, tiểu rắt là những triệu chứng vô cùng khó chịu và bất tiện, nếu ai đã từng trải qua thì hẳn không thể nào quên được cảm giác “buốt đến tận óc” đó.


Tiểu buốt, tiểu rắt cần chữa theo cách khác - 1
Cảm giác buốt tận óc khi bị tiểu buốt, tiểu rắt
Kháng sinh và những hạn chế
Thông thường, khi gặp hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài những cách trị theo dân gian vẫn được rỉ tai nhau như râu ngô, bông mã đề… thì hầu như mọi người đều có thói quen ra hiệu thuốc mua một liều kháng sinh về uống để chấm dứt nhanh những triệu chứng khó chịu đang gặp phải. Tuy nhiên, ít người biết rằng kháng sinh chỉ giải quyết được nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn, còn những trường hợp nhiễm khuẩn do thấp nhiệt thì hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí còn làm bệnh tăng nặng hơn do kháng sinh thường gây tình trạng nóng trong và mệt mỏi cho người sử dụng.
 Ngoài ra, phần lớn người bệnh thường sử dụng kháng sinh không đủ liều, hễ dứt được triệu chứng là thôi không dùng, dẫn đến tình trạng vi khuẩn không được tiêu diệt hết và tồn tại trong đường tiết niệu, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát trở lại và người bệnh luôn phải dùng liều kháng sinh nặng hơn để trị bệnh. Tình trạng này nếu để diễn ra lâu dài sẽ khiến viêm đường tiết niệu trở thành mãn tính, rất khó chữa và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra tiểu buốt, tiểu rắt?

Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt chính là dấu hiệu của chứng viêm và nhiễm trùng tại niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài), bàng quang và thận, được gọi chung là viêm đường tiết niệu. Khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra hiện tượng viêm và sưng. Hậu quả làm cho người bệnh luôn trong tình trạng tiểu buốt do nước tiểu đi qua các vùng viêm nhiễm và tiểu rắt do đường tiết niệu bị hẹp đi, nước tiểu không được đẩy hết ra ngoài.
Ngoài nguyên nhân nhiễm khuẩn, theo quan điểm của Đông y thì thấp nhiệt (nóng trong) cũng rất dễ gây ra viêm, sưng, tiểu buốt, tiểu rắt tại đường tiết niệu. Điều này giải thích vì sao cứ vào mùa hè tỷ lệ bị viêm đường tiết niệu lại cao hơn và nhiều người dễ bị tái phát hơn.
 “Thông niệu, xả khuẩn”, cách chữa viêm đường tiết niệu an toàn, giảm tiểu buốt hiệu quả
Nghiên cứu cho thấy, một đặc điểm chung là tất cả các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu đều theo đường viêm ngược dòng nghĩa là vi khuẩn từ ngoài lan dần lên niệu đạo, bàng quang rồi lên thận…, nên để chữa viêm đường tiết niệu an toàn và hiệu quả, ta chỉ cần dựa vào cơ chế vật lý “xả sạch” vi khuẩn theo chiều ngược lại (đường nước tiểu ra ngoài) sau khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Kim Ngân Hoa từ xa xưa đã được biết đến với công dụng diệt khuẩn cực mạnh, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli – nguyên nhân của 80% viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, Kim Tiền Thảo với tác dụng lợi niệu giúp rửa trôi các vi khuẩn gây bệnh bám trên bề mặt đường niệu, đồng thời với cơ chế thanh nhiệt, giải độc, làm mát nhanh thì đây chính là chìa khóa giúp giải quyết viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt mà kháng sinh không giải quyết được.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên uống nhiều nước kết hợp với hai dược liệu trên sẽ giúp lợi niệu, tiểu mạnh nhiều lần, “xả sạch” vi khuẩn khỏi đường niệu một cách dễ dàng và an toàn.

Nếu các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến kéo dài hơn 2 tuần mà không bớt


Bố tôi 72 tuổi, bị ung thư tiền liệt tuyến. Tôi rất lo lắng vì nghe nói bệnh phì đại tuyến tiền liệt này có thể di truyền.

Xin bác sĩ cho biết ung thư tiền liệt tuyến có di truyền không? Cách phòng tránh và những triệu chứng nào cần lưu ý về căn bệnh này. Đặng Văn Thinh (Bình Định)

Ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số các bệnh ung thư có thể gặp ở nam giới. Ung thư tiền liệt tuyến không có các triệu chứng rõ ràng. Đôi khi, bệnh xảy ra với nhiều thành viên nam trong cùng gia đình (có thể di truyền) và có chiều hướng phổ biến ở nam giới ăn nhiều chất béo.

bệnh phì đại tuyến tiền liệt xảy ra với nhiều thành viên nam trong cùng gia đình (có thể di truyền) và có chiều hướng phổ biến ở nam giới ăn nhiều chất béo.

Đây thường là loại ung thư nhỏ, phát triển chậm. Nếu được phát hiện sớm, trước khi lan qua các cơ quan khác, căn bệnh này có thể được chữa khỏi. Cần đến bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng: Tiểu đau rát xảy ra cùng sốt, ớn lạnh, nôn mửa hoặc đau lưng, đau bụng dưới; Nếu nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng mà không phải do chế độ ăn uống; Nếu đi tiểu và xuất tinh đau, chảy mủ dương vật; Nếu các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt kéo dài hơn 2 tuần mà không bớt; Nếu đau xương trầm trọng...

Nếu các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến kéo dài hơn 2 tuần mà không bớt

Duy trì chế độ ăn ít chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả được coi là cách duy nhất để làm giảm ung thư tiền liệt tuyến. Đến bệnh viện để test và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại; không dùng các thuốc hormone bừa bãi. Tăng cường sử dụng đậu nành và trà để giúp bảo vệ tuyến tiền liệt. Hai thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu dùng phối hợp cả trà và đậu nành.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu rắt

Tiểu rắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và thường có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu rắt trong đó chủ yếu như chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu,… Dưới đây, xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian chữa trị hiệu quả chứng bệnh khó chịu nà
1. Rau đắng 15 – 20g khô hoặc sấy khô sắc uống thường xuyên
2. Lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, rây thật mịn và hoà với đường uống. Dùng trong 10 ngày.

3. Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh tiểu rắt

4. Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát con, gọt vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống. Cũng có thể gọt vỏ ăn sống, ăn được bao nhiêu thì tùy. Áp dụng một trong 2 cách trên trong 10 ngày, bệnh sẽ giảm.
5. Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
6. Lá mảnh cộng tươi rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước cho uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần một bát con.
7. Rau má rửa sạch, đem xay hoặc giã nhỏ vắt lấy nước uống.
8. Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 7 – 10 ngày.
9. Bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.
10. Lấy 20 mề gà, lột lấy da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán nhỏ mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội. Ngoài ra cần ăn thêm các loại hoa quả như chanh, cam hoặc đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiêng ăn các loại cay nóng như ớt, hạt tiêu…
11. Búp tre, rau má, mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
12. Hoa súng 15g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 10g, rau má 10g, rau diếp cá 10g. Sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.
13. Kim anh tử 1,5kg, đường trắng vừa đủ dùng. Cách chế: Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, chữa chứng tiểu rắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Bài 10: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.
14. Lá bìm bìm, lá mảnh cộng, dùng tươi, lượng bằng nhau 50g, săc uống. Dùng 7 – 10 ngày.

15. Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Vậy đâu là nguyên nhân của đi tiểu đêm nhiều lần?

Đi tiều đêm nhiều lần là bệnh thường gặp và dễ thấy ở nam giới nhất là người ở độ tuổi trung niên và người già. Nó gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Việc đi tiểu đêm nhiều làm giấc ngủ của cháu không sâu và còn làm mọi người trong gia đình bị thức giấc.

Vậy đâu là nguyên nhân của đi tiểu đêm nhiều lần?


- Bệnh đi tiểu đêm nhiều lần do các nguyên nhân: ít ngủ, dễ gây buồn tiểu và ngược lại, viêm đường tiết niệu, tiểu đường.

Nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu.




- Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp nhất ở nam giới có tuổi. Tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục nam, nằm ở vùng cổ bàng quang. Ở nam giới có tuổi, tuyến tiền liệt bắt đầu phình to, đôi khi chèn ép vào niệu đạo gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

- Còn với các đối tượng tuổi khác, tiểu đêm nhiều lần có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, do bàng quang rối loạn thần kinh hoặc do bàng quang hoạt động quá mức.


Bệnh đi tiểu đêm nhiều lần cũng xuất phát từ nguyên nhân không bệnh lý: như người bệnh vào buổi tối uống quá nhiều nước khiến thận làm việc nhiều nước sẽ được chuyển xuống bàng quang. Bàng quang chứa nhiều nước thì cũng sẽ gây đi tiểu nhiều.

Muốn hạn chế đi tiểu đêm các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: hạn chế ăn canh, uống nước rau trong bữa tối, nhất là các loại rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, nước luộc ngô, rau bìm bìm, dưa hấu... Không nên uống bia, nước chè, cà phê buổi chiều và tối vì rất lợi tiểu. Không nên ăn mặn, vì ăn mặn phải uống nhiều nước làm cho lợi tiểu

Khi mắc phải triệu chứng này, nhiều người đã hạn chế uống nước, thực ra đây không phải là biện pháp điều trị đúng và thích hợp. Nếu nhịp điệu đi tiểu khoảng 15 phút một lần (tương đương với khoảng 20 lần/1ngày) là không thể chấp nhận được và cần phải đến khám nam khoa ở khoa niệu của các bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ phát hiện nguyên nhân tiểu nhiều lần để đưa ra phương án điều trị.

Viêm tuyến tiền liệt là một chứng viêm do vi khuẩn bệnh cùng các yếu tố lý hóa gây ra, dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu cấp, tiểu buốt, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo có chất thải màu trắng sữa... Viêm tuyến tiền liệt nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe, do đó bạn cần phải đi khám sớm nếu thấy có những triệu chứng bất thường.

Phòng và điều trị u phì đại


Hậu quả mà u phì đại sẽ gây nên

Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này di ngược lên trên gây viêm đài - bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Có khả năng chuyển thành ung thư TLT, nếu ung thư TLT được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám xét kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.

Điều trị u phì đại 

Điều trị nội khoa: với những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì trước mắt phải điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tiền liệt tuyến và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo ví dụ alfuzosin (Xatral), terazosin (Hytrin), doxazosin, prazosin và tamsulosin. Các thuốc ức chế alpha 1 cũng làm giãn một số cơ vòng khác trong cơ thể và gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc kháng androgen thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh.

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại dược thảo trong nước đã được nghiên cứu có tác dụng chữa phì đại tuyến tiền liệt 

Điều trị bằng ngoại khoa hầu như là để giảm triệu chứng. Hiện nay phổ biến nhất là áp dụng phương pháp cắt bỏ tiền liệt tuyến bằng nội soi qua đường niệu đạo. Khi tiền liệt tuyến quá to, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc  phì đại tuyến tiền liệt 

Ngoài ra có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác không dùng thuốc cũng được chứng minh có hiệu quả và hỗ trợ trong điều trị như: ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hàng ngày. Uống đầy đủ nước, nhất là mùa hè nhưng luôn nhớ là ưu tiên uống vào ban ngày, sau 19 giờ nên hạn chế uống nước hoặc ăn các loại đồ ăn nhiều nước tránh gây đi tiểu nhiều cả đêm, làm mất ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ.


Do nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ nên việc phòng bệnh thiên về ngăn ngừa các biến chứng và phát hiện giai đoạn tiến triển của bệnh để đề ra phương án điều trị thích hợp. Bệnh nhân nên ăn uống điều độ, tránh uống rượu, có chế độ lao động, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, không nên ngồi, nằm lâu một chỗ gây cương tụ máu ở vùng chậu, luyện tập và vận động các cơ có chức năng điều hoà khi đi tiểu tiện và đại tiện như các cơ thành bụng, cơ hoành và các cơ tầng sinh môn, tránh các yếu tố gây viêm đường tiết niệu, ngâm nước ấm tầng sinh môn (37oC trong 20 phút).

Nam giới trên 50 tuổi dễ mắc u xơ tiền liệt tuyến

u xơ tiền liệt tuyến là một bệnh lành tính, không dễ chuyển thành ác tính và không phải là một bệnh đáng sợ như một số người vẫn lầm tưởng.

u xơ tiền liệt tuyến là tình trạng phì đại, quá phát kích thước tuyến tiền liệt. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau: u xơ tuyến tiền liệt, u lành tính tuyến tiền liệt, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tên “u xơ tuyến tiền liệt” quen được sử dụng trong thực tế.

Tuyến tiền liệt là một cơ quan của hệ tiết niệu sinh dục, có kích thước bằng quả mơ, bề rộng tương đương với một đốt ngón tay, nặng khoảng 20g. Tuyến nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo. Niệu đạo “xuyên thủng”, đi qua tuyến này. Tuyến tiền liệt có chức năng tiết dịch sinh dục để bôi trơn niệu đạo khi phóng tinh và nuôi dưỡng tinh trùng. Khoảng 70% khối lượng tinh dịch là dịch tiết của tuyến tiền liệt. Do vậy, tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng thực hiện chức năng sinh sản, không phải là một cơ quan “thừa” hoặc không quan trọng như nhiều người vẫn nghĩ.

u xơ tiền liệt tuyến được gọi là bệnh của lứa tuổi, rất hay gặp khi có tuổi. Thống kê cho thấy, có khoảng 30-50% nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh, và tỷ lệ này là 90% với nam giới trên 85 tuổi.

Trong bệnh u xơ tuyến tiền liệt, người ta chỉ thấy sự tăng sinh lành tính tế bào tuyến (tế bào tiết dịch sinh dục), tế bào mô liên kết (tế bào đệm đỡ), không hề có sự tăng sinh ác tính (ung thư) của các thành phần trong tuyến. Do đó u xơ tuyến tiền liệt là một bệnh lành tính, không dễ chuyển thành ác tính và không phải là một bệnh đáng sợ, bệnh tử thần như một số người vẫn lầm tưởng.

Cho đến ngày nay, nguyên nhân chính xác gây u xơ tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác định. Người thì cho là uống rượu gây “nở tuyến”, người thì cho là sinh hoạt tình dục quá mức gây “to tuyến”... Thực tế không phải vậy. Nguyên nhân được mọi người đồng ý nhiều nhất và đang được nghiên cứu là tình trạng mất cân bằng giữa hai hoạt chất sinh học dihydrotestosterone (DTH) và testosteron. Testosteron là hormon sinh dục nam. DTH là dạng chuyển đổi của testosteron, kích thích phát triển tuyến. Người ta chưa lý giải được tại sao khi về già, nồng độ testosteron giảm, nồng độ DTH lại cao nhưng rõ ràng, DTH cao không phải do sinh hoạt tình dục nhiều tạo ra.

Dấu hiệu nhận biết mắc phì đại tuyến tiền liệt



Tuyến tiền liệt là tuyến nội tiết sinh dục nam giới, nằm dưới đáy bàng quang và sau niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là tiết ra 1 chất dịch, hoà lẫn với tinh dịch tạo thành một phần của tinh dịch. Chất dịch này bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi hơn và tạo điều kiện cho sự thụ thai trở nên dễ dàng.

Tuyến tiền liệt là tuyến nội tiết sinh dục nam giới, nằm dưới đáy bàng quang và sau niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là tiết ra 1 chất dịch, hoà lẫn với tinh dịch tạo thành một phần của tinh dịch. Chất dịch này bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi hơn và tạo điều kiện cho sự thụ thai trở nên dễ dàng.

Khi mới sinh, tuyến tiền liệt có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan. Tuyến này tiếp tục phát triển cho đến khi 20 tuổi, có kích thước 15-20g. Giai đoạn tuổi từ 30-45 kích thước tuyến tiền liệt duy trì ổn định 20g. Giai đoạn từ 45 tuổi trở lên tuyến tiền liệt phát triển không ổn định, kích thước dần phình to (phì đại tuyến tiền liệt). Mức độ phì đại tuyến tiền liệt ở mỗi người khác nhau, bình thường ở mức 20g tăng thêm từ 30-80g, cũng có người 100 - 200g. 

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt, do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt, do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam; do lối sống như: uống ít nước, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều chất kích thích (thuốc lá, cà phê...). Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị phì đại tuyến tiền liệt...có nguy cơ dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Điều đáng nói, khi bị phì đại tuyến tiền liệt nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu. 
Sau đây là những dấu hiệu của bệnh U xơ tiền liệt tuyến:


Tiểu tiện khó: Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt.


Tiểu són: Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.


Tiểu ngắt quãng: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.


Đi tiểu nhiều lần: Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.


Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

Mặc dù, phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận... và có thể suy thận. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.