Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Phát hiện sớm bệnh suy giảm thị lực do tuổi tác

Suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mù lòa ở người già, tuy nhiên căn bệnh này lại không thể hiện rõ triệu chứng.




Công ty Optimum Gerard, Anh vừa cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm gen bằng cách kiểm tra mẫu nước bọt của bệnh nhân để kiểm tra nguy cơ tiềm tàng của những bệnh này, qua đó đưa ra biện pháp dự phòng.

Tờ Daily Mail của Anh hôm 27/2 cho biết, có 70% đến 85% trường hợp suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen là do thiếu hụt gen di truyền. Tuy nhiên, trước đó chúng ta không thể biết được bản thân có thiếu hụt gen này hay không.

Để tiến hành kiểm tra, các đối tượng có thể gửi mẫu nước bọt đến phòng thí nghiệm và 14 ngày sau sẽ có kết quả. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, Hiệp hội gen sẽ tư vấn miễn phí. Giá cho toàn bộ cuộc kiểm nghiệm là 608 USD.

Kathy Djarf thuộc Hiệp hội Suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen cho biết:“Phương pháp này rất hiệu quả trong nghiên cứu liệu pháp gen hoặc tế bào gốc. Chúng ta có thể căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm để điều trị có mục đích và đúng đối tượng."

Tuy nhiên, giáo sư Andrew Laoterui, chuyên gia về suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen lại bi quan về tính chính xác của biện pháp này. Ông cho biết: “Trắc nghiệm gen là một công nghệ mới có lợi cho việc kiểm tra bệnh và giúp con người phòng tránh tích cực bệnh tật. Tuy nhiên, những người có gen gây bệnh suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen không nhất định mắc bệnh, vì thế kiểm tra gen sẽ dẫn đến những lo lắng không cần thiết"./.

Cách bảo vệ đôi mắt cho trẻ

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nhưng đôi lúc đôi mắt lại không được quan tâm và bảo vệ đúng mức, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo các nhà chuyên môn, trong 100 trường hợp cận thị thì chỉ khoảng 30%-35% cận thị bệnh lý do di truyền (có yếu tố gia đình), còn 65%-70% cận thị là do mắc phải.


 Để bảo vệ và phòng ngừa bệnh về mắt cho trẻ thì người lớn như cha mẹ, thầy cô… cần chú ý đến những nguyên nhân và có những biện pháp phòng ngừa hợp lý, để bảo vệ đôi mắt cho trẻ tránh các bệnh về mắt và trẻ có thể vui chơi, học tập thoải mái, an toàn.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh về mắt

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị mắc phải ở học sinh như: điều kiện học tập (ánh sáng, bàn ghế, bảng…) tại trường, tại nhà chưa đúng tiêu chuẩn, chế độ học tập và sinh hoạt (đọc sách, truyện, chơi game xem ti vi…) không hợp lý.

Các nhà chuyên môn cho biết các bệnh về mắt ở tuổi học đường có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân: chế độ học tập quá tải trong khi thời gian nghỉ ngơi vui chơi lại bị thu hẹp; cường độ làm việc của mắt lại nhiều lên do các em đọc nhiều sách báo, xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính nhiều…

Vấn đề ánh sáng tại các lớp học cũng đáng lo ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế khi kiểm tra 500 mẫu chiếu sáng tại các trường học, cho thấy có 11% mẫu thấp dưới mức quy định.

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nhất lại xuất phát từ nhận thức chưa đúng mức của các phụ huynh trong việc chăm sóc và hướng dẫn tốt cách bảo vệ mắt cho trẻ, phòng ngừa cận thị.



Một số biện pháp hữu hiệu bảo vệ đôi mắt cho trẻ

1. Giảm mọi căng thẳng của mắt: Không thức quá khuya để đọc sách – nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

2. Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập: kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa, dễ đọc.

3. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

4. Ngồi học phải giữ đúng tư thế: Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 – 15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp: khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái (hoặc ngón trỏ cong lại) đến cùi chỏ ở HS cấp THPT là 35 cm, tương ứng 30cm, 25cm ở HS cấp THCS và cấp tiểu học.

5. Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.



6. Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt.

7. Phát hiện sớm tật khúc xạ và tuyên truyền phòng chống tật khúc xạ học đường là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng học tập cũng như sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục sức khỏe và bảo vệ đôi mắt cho các em tuổi học đường.

Khi nào nên phẫu thuật các tật khúc xạ về mắt?

Tật khúc xạ chủ yếu là cận thị chiếm tỷ lệ cao tại các trường học. Phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực là điều rất nhiều người quan tâm.


Theo kết quả khảo sát của ngành nhãn khoa, ở nước ta có gần 30% học sinh bị tật khúc xạ về mắt. Theo đó, cứ 3 – 4 em học sinh có 1 em bị tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị. Tại các trường chuyên, lớp chọn, tỷ lệ trẻ em bị các tật khúc xa còn cao hơn. Tình trạng này lâu nay vẫn được đề cập tới nhưng dường như chưa cải thiện được, thậm chí số học sinh bị cận thị còn tăng ở độ tuổi sớm hơn, nhất là ở bậc tiểu học.

Tại một lớp học trên địa bàn Hà Nội, trong số 44 học sinh đã có 18 em bị cận thị phải đeo kính. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các lớp thuộc trường tiểu học tại thành phố. Thậm chí ngay từ lớp 1 cũng đã có không ít học sinh phải mang kính.


Ngoài yếu tố di truyền, nguyên nhân chính được xác định là do trẻ sử dụng mắt quá mức và nhìn quá gần. Phần lớn trẻ đều cúi sát xuống vở, ngồi với tư thế sai nếu không được nhắc nhở thường xuyên, kịp thời, lâu dần sẽ thành thói quen khó sửa, ảnh hưởng đến thị lực của mắt.



‘ Tỷ lệ trẻ cận thị tại các trường học đang ngày càng tăng cao. (Ảnh minh họa)

Sau giờ học, cần để mắt nghỉ ngơi thì nhiều trẻ lại say mê với các hình thức giải trí như xem tivi, máy tính hay điện thoại… khiến mắt phải điều tiết quá mức, dẫn đến các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị. Trong khi đó, nhiều em lại không được phát hiện kịp thời. Ngay cả với những học sinh đã mang kính nhưng không được thay mắt kính theo diễn biến của thị lực cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.

Theo các chuyên gia, để phòng tránh tật khúc xạ, ngoài việc tăng cường ánh sáng trong lớp học, giảm cường độ sử dụng mắt quá mức thì vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm.

Thực tế, nếu tật khúc xạ không được cải thiện thì cần nhờ đến phương pháp phẫu thuật, nhất là với những học sinh bị cận nặng, phải mang đôi mắt kính quá dày. Ngoài phương pháp truyền thống là mổ lasik thì hiện nay ở nước ta đã có một số bệnh viện triển khai kỹ thuật Femto lasik - một công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ.




Để tìm hiểu thêm về những biểu hiện cũng như cách phòng chống các tật khúc xạ của mắt ở trẻ và các dấu hiện cận thị, chương trình Sức khỏe là vàng đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – GĐ bệnh viện Mắt quốc tế - DND, Hà Nội.


PV: Xin bác sĩ có thể cho các bậc phụ huynh được biết biểu hiện của các tật khúc xạ ở trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Dấu hiệu cận thị hoặc các tật khúc xạ khác sẽ biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau, đối với lứa tuổi nhỏ thường có những biểu hiện khác với lứa tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, các biểu hiện cũng gần tương đồng nhau, đối với cận thị, các em có xu hướng để mắt gần sát với sách vở để đọc. Đối với các em viễn thị, loạn thị thường nhìn gần cũng không rõ, nhìn xa cũng không rõ.


Khi bị các tật khúc xạ, thường dẫn đến trường hợp các cháu viết chữ sai hàng, làm việc hay hoạt động không có sự chính xác cao. Cha mẹ chỉ cần để ý đến những hoạt động của trẻ thì sẽ dễ phát hiện ra cháu có các tật khúc xạ về mắt hay không.

PV: Hiện tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ mà cụ thể là cận thị là khá cao. Việc không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị lực của trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Trong các tật khúc xạ có loạn thị, viễn thị và cận thị, trong đó có loạn thị và viễn thị nếu không phát hiện kịp thời, nhất là những cháu có tật khúc xạ một mắt và một mắt bình thường thì dễ dẫn tới hiện tượng mắt bị nhược thị.

Ở lứa tuổi từ 12 – 14 tuổi, trẻ không được phát hiện ra thì khả năng phục hồi khó và khả năng mất đi thị lực vĩnh viễn là rất lớn.


PV: Rất nhiều phụ huynh có con bị cận thị quan tâm đến việc phẫu thuật mắt nhưng vẫn còn băn khoăn không biết nên mổ mắt vào thời điểm nào, nếu mổ thì liệu có biến chứng gì không, có bị cận lại không. Xin bác sĩ giải đáp giúp những băn khoăn này?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Phẫu thuật mắt đã trở nên phổ biến ở nước ta, ngay từ những ngày đầu từ những năm 2000, phẫu thuật lasik đã được áp dụng ở TP.HCM và Hà Nội. Sau 12 năm, phẫu thuật lasik đã khá phổ biến và đạt được rất nhiều thành công trong điều trị cho tất cả tật khúc xạ như cận, viễn và loạn thị ở độ cao.

Nếu phẫu thuật, đương nhiên sẽ có những biến chứng, những biến chứng đó sẽ tùy thuộc theo kinh nghiệm của bác sĩ, về máy móc hay nhận thức của người bệnh sau quá trình phẫu thuật. Nếu với những bác sĩ đã có kinh nghiệm nhiều, tư vấn tốt người mổ sẽ có được sự kiểm soát tốt đối với các biến chứng và gần như an toàn tuyệt đối.

Mặc dù có những biến chứng, nhưng sau những kinh nghiệm của nhiều năm tham gia phẫu thuật tôi thấy phẫu thuật lasik vẫn là phẫu thuật khá an toàn.

PV: Vậy với những cháu nhỏ ở độ tuổi bao nhiêu, độ cận bao nhiêu thì nên sử dụng phương pháp phẫu thuật này?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Với phẫu thuật lasik thường chỉ định với người từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo được sự phát triển tương đối của cơ thể. Còn để có thể chỉ định mổ được chi tiết thường phải dựa vào tính ổn định của tật khúc xạ.

Nếu các điều kiện sức khỏe của mắt ổn định trong vòng 2 năm, tức trong mỗi một năm không tăng quá 0.5 diop và kính được dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì khi tham gia phẫu thuật có thể tiên lượng được phẫu thuật đảm bảo chính xác và không có tái cận.

Về độ cận, với độ cận từ 15 – 16 diop cận thị là có thể mổ được, độ loạn thị cũng ở mức 6 diop là mổ được.

PV: Xin bác sĩ cho các bậc phụ huynh được biết, các cháu nhỏ bị cận thị và chưa tới 18 tuổi, chưa đủ điều kiện phẫu thuật thì trong thời gian đó cần làm gì để đảm bảo tính ổn định cho mắt. Các cháu cần chuẩn bị những điều kiện gì để làm hành trang cho cháu có thể phẫu thuật được khi đủ điều kiện?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Theo tôi, cháu nhỏ nếu mắc các tật khúc xạ thì gia đình nên quan tâm ngay từ đầu cho tới khi cháu 18 tuổi. Nếu muốn cháu có đôi mắt tốt các bậc cha mẹ cần:

- Khám định kỳ ít nhất từ 1-2 lần/ năm.

- Đeo kính đúng số.

- Cần có sự chăm sóc, đảm bảo về chế độ ăn, dinh dưỡng.

- Chế độ học tập và nghỉ ngơi cho mắt một cách hợp lý.

Khi trẻ tới 18 tuổi, quyết định sử dụng kính, kính áp tròng hay phẫu thuật là do quyết định của gia đình, tùy mọi người mong muốn. Trước đây, phẫu thuật lasik không đông bệnh nhân, tuy nhiên sau 12 năm phần lớn mọi người cũng đã rất hiểu và thấy rằng biến chứng của phẫu thuật lasik có thể kiểm soát được và kiểm soát được ở Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông về những thông tin trên.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Ăn gì phòng chống bệnh cận thị?

Nguyên nhân dẫn tới cận thị thường là do dùng đèn thiếu sáng, tư thế ngồi không đúng, đọc sách liên tục trong thời gian dài, thể chất yếu.

Một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy cận thị có liên quan với tình trạng thiếu sắt, kẽm, crom.

Dưới đây là một số phương pháp ẩm thực đơn giản phòng chống cận thị:


1. Caramen mật ong







Cách chế biến: Đập 1 quả trứng gà, đánh tan, cho vào cốc sữa đã làm nóng, đun nhỏ lửa đến khi trứng chín. Để nguội, sau đó cho mật ong vào.



Cách ăn: Ăn sau bữa sáng hoặc làm thực đơn cho bữa sáng. Ăn cùng bánh mỳ, bánh bao.



2. Nước nhãn mật ong



Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, cùi nhãn 10 cái, mật ong 1 thìa



Cách chế biến: Cho cẩu khởi và trần bì vào trong túi lọc riêng rẽ rồi thả vào nồi nước (lượng nước tùy ý) nấu cùng với cùi nhãn. Nấu sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ cùi nhãn, chắt nước ra cốc, thêm mật ong vào uống.



Cách ăn: Uống vào tầm 3 giờ chiều.



3. Nước táo đỏ mật ong



Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, táo đỏ 8 quả, mật ong 2 thìa



Cách chế biến: Cho cẩu khởi, trần bì và táo đỏ vào trong nồi, thêm nước vào, nấu ở lửa vừa trong vòng 20 phút, lọc lấy nước đầu, sau đó lại cho nước lạnh vào nấu thêm, lọc lấy nước thứ 2.



Cách ăn: Nước đầu và nước 2 trộn lẫn sau đó chia ra uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 tiếng, khi uống cho thêm 1 thìa mật ong.



Lưu ý: Những món ăn này cần được dùng “trường kỳ” thì mới có hiệu quả trong việc phòng ngừa cận thị hoặc không làm cho mắt cận tăng “độ”.

Có phải lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị?

Có người nói nếu lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị – điều này có đúng? Tôi thấy người già nào cũng phải đeo kính khi đọc báo. Tật viễn thị của người già có thể tránh không? – Mai Trâm (TP.HCM)




ThS.BS Hoàng Cương, phó khoa khám bệnh, bệnh viện Mắt Trung ương:

Người cao tuổi (trên 40 tuổi) phải đeo kính nhìn gần để đọc sách, làm công việc vặt trong nhà… Đó là do khả năng điều tiết của người cao tuổi không còn được như lúc trẻ. Họ cần được bổ sung đeo số cộng theo tuổi tác, thông thường là kính 1 độ ở 40 tuổi, sau đó cứ năm năm lại tăng thêm khoảng 1 độ. Lão hoá ở mắt là không thể tránh khỏi, tuy nhiên một số người bị cận lúc trẻ, khi về già sẽ đỡ viễn thị hơn.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên

U xơ tiền liệt tuyến (TLT) là một chứng bệnh phổ biến ở phần lớn nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể phát triển dần dần qua thời gian mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng.






U xơ tiền liệt tuyến (TLT) là một chứng bệnh phổ biến ở phần lớn nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể phát triển dần dần qua thời gian mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây mất ngủ về đêm và dễ dẫn đến tâm lý căng thẳng, ức chế do trở ngại trong sinh hoạt hoặc trong giao tiếp. Liệu pháp tự nhiên có thể giúp điều trị hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh, để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

TLT là một tổ chức nhỏ bao quanh niệu đạo, nặng khoảng từ 15-20g, nằm ở đáy bàng quang, phía sau xương mu và trước trực tràng. Chức năng chính của tuyến là sản xuất ra chất dịch làm môi trường vận chuyển tinh trùng và tạo thành tinh dịch trong hoạt động giao phối. TLT chỉ có ở nam giới. Tuyến thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, đến sau 40 tuổi, TLT thường có khuynh hướng phát triển bất thường, được gọi là phì đại lành tính TLT. Sự phì đại của tuyến gây ra một số rối loạn chức năng của thận và bàng quang. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Số liệu thống kê cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60-70 tuổi bị u xơ TLT. Đến 80 tuổi tỷ lệ này lên đến 88%. Sự phát triển bất thường vừa làm suy giảm chức năng của tuyến vừa gây chèn ép niệu đạo, làm cản trở sự bài tiết nước tiểu.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Sự chèn ép của tuyến vào cổ bàng quang làm cản trở đường tiểu, gây ra một số triệu chứng thuộc 2 nhóm:

Hội chứng kích thích như: hay mót tiểu, phải tiểu gấp, khó nín tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.

Hội chứng tắc nghẽn như: tiểu ít, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu không thành tia, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang.

Nguyên nhân gây bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến những rối loạn về nội tiết tố sinh dục. Theo Đông y, TLT và sự bài tiết nước tiểu liên quan trực tiếp chức năng khí hóa của thận và bàng quang. Ngoài ra, khí hóa ở tam tiêu đều có tác động phối hợp của 2 tạng tỳ, phế. Tỳ chủ thăng, chủ về cơ nhục và chủ về vận hóa thủy dịch, phế chủ khí và chủ về túc giáng. Ở người lớn tuổi, bên cạnh việc suy nhược chức năng của tỳ, thận, chế độ ăn uống, sinh hoạt và những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống đều có ảnh hưởng đến việc phát triển u xơ. Những cảm xúc không thuận lợi về tình dục như: suy nhược sinh dục, áp lực không đáp ứng được nhu cầu của bạn tình, đọc sách báo, xem phim ảnh hoặc suy nghĩ quá nhiều về tình dục, tình dục không được thỏa mãn đều có khả năng kích động tướng hỏa dễ gây uất nhiệt. Uất nhiệt kết tụ lâu ngày kết hợp với tỳ khí hư nhược, khí hư hạ hãm, dễ dẫn đến khí trệ, huyết ứ và phát triển thành u xơ ở vùng hạ tiêu đối với cả nam cũng như nữ.

Điều trị dùng thuốc


Phép chữa u xơ TLT chủ yếu là bổ tỳ, thận. Tùy theo chứng, có thể gia thêm các vị thuốc để giải khí uất, hành khí hoạt huyết, lợi tiểu hoặc tiêu u xơ.

Bài thuốc 1

Đây là một bài thuốc kinh nghiệm để chuyên trị các trường hợp u xơ TLT. Qua phân tích có thể thấy bài thuốc có sự phối hợp của 2 cổ phương quy tỳ và lục vị gia thêm nhục thung dung, câu kỷ tử, đỗ trọng và ngưu tất để tăng cường thận khí. Quy tỳ có tác dụng kiện tỳ, an thần, bổ khí, thường dùng để chữa các chứng suy nhược, kém ăn, khó ngủ do lao nhọc hoặc do tình chí uất kết. Lục vị là một cổ phương thông dụng để bổ thận âm. Điểm đặc biệt của bài thuốc là chỉ “bổ chính” mà không “công tà”. Khi chính khí vượng, chức năng của tỳ, thận điều hòa, khí hóa tam tiêu sẽ thông suốt, cơ nhục sẽ săn chắc (vì “tỳ chủ cơ nhục”), TLT sẽ dần dần thu liểm và đường tiểu sẽ thông. Vì là phương bổ nên ngoài việc điều trị u xơ, bài thuốc này có thể dùng để chữa các chứng suy nhược sinh dục ở nam giới do tỳ, thận lưỡng hư, hay mệt mỏi, ăn ít, tinh kém, xuất tinh sớm.

Thục địa 16g, ngưu tất 12g, viển chí 8g, hoài sơn 12g, nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, sơn thù 12g, câu kỷ tử 12g, long nhãn 8g, mẩu đơn bì 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g, trạch tả 12g, hoàng kỳ 32g, đại táo 3 quả, bạch phục linh 12g, đảng sâm 24g, gừng sống 3 lát, đỗ trọng 12g, bạch truật 12g.

Đổ 4 chén nước, sắc còn hơn nửa chén. Lần 2 đổ 3 chén nước sắc còn nửa chén. Trộn đều 2 lần thuốc, chia làm 2 lần, uống trong ngày. Uống khoảng từ 7-10 thang. Sau đó, thỉnh thoảng uống lại một vài thang để bồi bổ cơ thể.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này thiên về bổ khí, lợi tiểu và tiêu u xơ. Ngoài việc kiện tỳ bổ khí, tăng cường trương lực cơ, phương thang này có nhiều vị thuốc để hoạt huyết, tiêu ứ, làm tan chỗ kết tụ, nên chỉ dùng để điều trị u xơ, không dùng cho trường hợp bồi bổ thông thường.

Đảng sâm 24g, đương quy 20g, nga truật 12g, hoàng kỳ 32g, bạch truật 16g, đào nhân 12g, thục địa 20g, bạch phục linh 12g, tô mộc 12g, tỳ giải 16g, xa tiền 12g, xích thược 12g, mộc thông 16g, tam lăng 12g, đan sâm 12g, táo 3 quả, gừng sống 3 lát.

Sắc uống từ 1-3 thang. Sau đó vẫn nên tiếp tục uống theo bài 1 ở trên. Cả 2 bài thuốc đều không dùng được trong trường hợp cơ thể có các chứng viêm nhiễm đang phát triển.

Điều trị không dùng thuốc


Vận động thân thể

Theo Y học cổ truyền “tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Vận động cơ bắp và khí hóa của tỳ, vị có liên quan mật thiết với nhau. Ở người cao tuổi và những người kém vận động thể lực tỳ, vị thường suy yếu biểu hiện qua việc kém ăn, sức không bền, dễ mệt mỏi, cơ bắp mềm nhũn. Do đó, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp tự nhiên và quan trọng để kiện tỳ. Vận động thân thể vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nhiếp các cơ vùng xương chậu, kể cả TLT. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi từ chậm đến nhanh dần. Mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.

Bài tập làm săn chắc các cơ vùng xương chậu

Thực hành phương pháp thở bụng nghịch sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng yếu liệt các cơ vùng xương chậu bao gồm cơ vòng hậu môn, cơ vòng bàng quang, các cơ sinh dục và cả TLT. Ngồi ở tư thế ổn định. Ngồi xếp bằng thông thường hoặc ngồi trên ghế, chân chạm đất. Tập trung tư tưởng vào vùng xương chậu, hít vào trong khi cố nhíu chặt nhị âm (bộ phận sinh dục và hậu môn), thở ra trong khi từ từ buông lỏng toàn thân. Lập lại động tác khoảng 10 lần tương ứng với 10 hơi thở. Mỗi ngày có thể tập 1 lần.

Thư giãn thần kinh và cơ bắp

Căng thẳng tâm lý, khí uất là một yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh hoặc phát triển bệnh, kể cả u xơ TLT. Những cảm xúc, những ức chế về tình dục cần phải được giải quyết, thư giãn triệt để hoặc cho thăng hoa.

Do đó những sinh hoạt dưỡng sinh, ngồi thiền đặc biệt là những tư thế yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, thư giãn được thần kinh hóa giải stress sẽ đáp ứng tốt quá trình điều trị u xơ TLT.

Ăn nhiều rau quả tươi

Việc phát triển u xơ TLT có liên quan đến yếu tố tuổi tác, đến quá trình lão hóa. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến những chất chống oxy hóa và xem đây là một biện pháp quan trọng để làm chậm lại quá trình này. Trong lớp màng ngoài của các loại ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu và cả trong những rau quả tươi, nhất là các loại rau màu xanh đậm, màu vàng hoặc màu đỏ có hàng ngàn chất chống oxy hóa khác nhau bao gồm các sinh tố C, E, các chất lycopen, beta caroten, selenium. Đây là những chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trung hòa những gốc tự do và chống lại sự phát triển của những tế bào bất thường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp u xơ ở cả nam lẫn nữ đã thu nhỏ lại hoặc bị mất hẳn chỉ bằng chế độ ăn uống thích hợp. Thông thường, người bệnh cần trải qua một vài ngày tiết thực trước khi thực hành chế độ ăn uống bằng rau quả và ngũ cốc thô.

Bài thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hay tuyến nhiếp hộ, là tuyến tiết dịch của cơ quan sinh dục nam, nằm ở cửa ngõ của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo.Do bị to lên, tuyến tiền liệt ép vào niệu đạo và bàng quang, gây tiểu tiện khó khăn, là dấu hiệu phổ biến nhất của u xơ tiền liệt tuyến (đái khó, đái dắt, đái nhiều lần, số lượng nước tiểu mỗi lần ít). 

 Một số bệnh nhân bị tiểu khó, trong đó lượng nước tiểu không thoát hết và bàng quang bị căng phồng. Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước, thậm chí suy thận.
Tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng hòa vào tinh dịch, có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng. Khi tuổi tăng lên, nhu cầu tiết dịch giảm đi, tuyến tiền liệt xơ hóa dần, to ra, đó là quy luật bình thường của mỗi người đàn ông. Khi nói u xơ tuyến tiền liệt là nói đến một sự tăng kích thước do xơ hóa hoặc viêm phì đại của tuyến tiền liệt ở đàn ông có tuổi.



Dâm hương hoắc

Bài thuốc Đông y dưới đây giúp làm “tiêu xơ”, đưa tuyến tiền liệt trở về kích thước bình thường, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo. Bài thuốc gồm: sinh địa 12g, hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, dâm dương hoắc 10g, bạch linh 10g, bán chi liên 12g, trạch tả 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, nghệ vàng 12g, trinh nữ hoàng cung 12g, cẩu tích 10g, giảo cổ lam 10g, hạt mã đề 8g, thổ phục linh 10g, đảng sâm 20g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g.

Nếu đang bị bí đái nặng, gia: khiên ngưu 16g; củ mía dò (sao) 20g (hai vị gia thêm này chỉ uống 1 – 2 ngày, khi đã đi tiểu dễ dàng thì thôi ngay).

Tất cả cho vào sắc với 5 bát nước, thêm 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát. Sắc thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát, trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 15 – 20 thang, sau đó đi kiểm tra lại bằng siêu âm. Nếu đã trở lại bình thường, sau 2 tháng cũng nên uống nhắc lại 5 – 7 thang để không bị tái phát.

Tự chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Tính theo thời gian, tôi bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt cách đây gần hai chục năm. Nhưng bệnh nặng, tuyến bị phì đại lớn nhất là vào những năm gần đây. U phì đại lành tính tuyến tiền liệt của tôi không phải là ung thư, nhưng khi lớn dần lên chèn ép niệu đạo gây phiền hà, khó khăn khi đi tiểu tiện.



Thường thường đi tiểu tiện rất khó, nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy; hay bị tiểu són (đái rắt), đi tiểu nhiều lần, nhất là về ban đêm, lượng nước tiểu lại ít, đi tiểu không hết, còn đọng trong bàng quang gây viêm đường tiết niệu nên đi tiểu bị tê buốt. Do đi tiểu nhiều lần, tôi bị mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tôi đã khám bệnh ở bệnh viện, sau khi siêu âm, thấy tuyến tiền liệt khá to, bác sĩ khuyên nên mổ. Nhưng tôi thấy thể lực quá yếu, không thể chữa bằng phương pháp ngoại khoa mà tự chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Nghiên cứu tài liệu và truy cập trên mạng, tôi chọn cho mình một phương thuốc đơn giản, dễ tìm kiếm, rẻ tiền và tiến hành chữa trong một thời gian dài.

Thuốc uống hằng ngày, tôi sử dụng bài thuốc sau: Trinh nữ hoàng cung 6g, bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn hoa trắng) 30g, bán chi liên 15g, cỏ mực 16g, rễ cỏ tranh 16g, bồ công anh 16g, rau diếp cá 16g. Các vị thuốc trên nhằm chống viêm, lợi tiểu, sát trùng và làm cho trọng lượng tuyến tiền liệt giảm dần. Trinh nữ hoàng cung, rau diếp cá tự sản xuất; bán chi liên mua ở hiệu thuốc, còn các thứ khác có thể tìm được ở các ruộng rau vùng nông thôn. Tất cả các vị phơi khô, thái nhỏ, sắc với 600 ml nước trong 2 giờ chắt thuốc uống, thay nước hằng ngày.



Ngoài việc uống thuốc, có thể phối hợp các biện pháp hỗ trợ khác như ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hằng ngày. Khi thấy đi tiểu hơi khó, có thể lấy vỏ quýt (trần bì) 20g, lá đinh lăng và lá hương nhu, mỗi thứ 1 nắm, nấu với 5 lít nước, đun sôi trong 15 phút. Khi nước âm ấm, khoảng 35oC, ngâm toàn bộ chậu hông 5 – 10 phút là có thể đi tiểu dễ dàng. Nếu đi tiểu quá khó, tôi phải nhờ sự hỗ trợ của thuốc chẹn al-pha 1, sử dụng thuốc tam – sustad (hoạt chất là Tam-su-lo-sin HCl 0,4 mg), uống 1 viên/ ngày. Uống 1 – 2 ngày, khi thấy tiểu dễ thì ngừng uống thuốc.

Bài thuốc trinh nữ hoàng cung phối hợp với một số vị thuốc Nam khác sắc uống liên tục, không nghỉ ngày nào. Tôi lấy liều lượng gấp đôi, cho vào ấm với khoảng 1 lít nước, sắc đến khi còn lại khoảng 1/3 lít thì ngừng, để nguội, rót vào chai, cho vào tủ lạnh bảo quản, sử dụng cho 2 ngày. Khi dùng rót một phần thuốc, thêm hai phần nước sôi rồi uống, giúp cơ thể vừa đủ nước, vừa có thuốc chữa bệnh, nhất là vào mùa Hè. Tôi chỉ uống nhiều nước ban ngày, từ 19 giờ trở đi hạn chế uống thuốc hoặc ăn các thức ăn nhiều nước như canh, riêu… để tránh đi tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi ngủ hoặc trước khi dậy buổi sáng, tôi xoa bóp vùng bụng dưới rốn. Nằm thoải mái trên giường, hai chân duỗi thẳng, đặt tay phải dưới rốn khoảng 1,5 – 2,0cm, xoa nhẹ nhàng và đều đặn khoảng 100 lần theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lại dùng tay trái xoa đúng như trên theo chiều ngược lại. Mát xa như trên, ngoài việc chữa phì đại tuyến tiền liệt, còn có tác dụng giảm mỡ bụng đối những người bị bệnh béo phì.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, tôi chọn lựa những thức ăn không những bổ, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có lợi cho việc làm giảm trọng lượng tuyến tiền liệt. Tùy theo từng mùa, thời gian, theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế, dinh dưỡng chọn thực phẩm phù hợp với bản thân. Ăn uống sạch, điều độ, đúng cách, kết hợp với thể dục, lao động thường xuyên rất tốt cho điều trị bệnh.

Sau mấy năm kiên trì tự điều trị, tôi thấy bệnh phì đại tuyến tiền liệt giảm rõ rệt. Năm 2010, siêu âm, trọng lượng tuyến tiền liệt của tôi là 70,1g, đủ tiêu chuẩn để điều trị ngoại khoa (mổ).

 Bắt đầu tự chữa bệnh, ngày 8/4/2011, siêu âm TTL có kích thước 47,3 x 51,9 x 50,8 mm, trọng lượng 66,7g. Đến ngày 7/5/2013, siêu âm TTL có kích thước 47 x 42 x 42 mm, tương đương trọng lượng tuyến 43g, nhu mô tuyến đều, không thấy khối nốt bất thường. Các lần đi tiểu ban đêm; tình trạng tiểu són, tiểu buốt giảm hẳn. Thấy trọng lượng TTL chưa nhỏ như bình thường, tôi vẫn tiếp tục tự điều trị bệnh. Tuy mới đạt được kết quả tương đối tốt bước đầu, tôi vẫn mạnh dạn chia sẻ để mọi người tham khảo.

Phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt bằng thức ăn hằng ngày

Viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, thường do viêm đường tiết niệu, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn… mà dẫn tới viêm. Viêm tuyến tiền liệt có thể chia thành 2 loại cấp tính và mạn tính.


Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, đau mỏi toàn thân, ăn uống giảm, đau đầu, bí đại tiện, tinh thần mệt mỏi, mất sức, trường hợp do nhiễm khuẩn ngược dòng từ dưới lên có thể trước khi có các triệu chứng bệnh toàn thân có các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu đau và có thể tiểu máu, tiểu nhỏ giọt. Người bệnh tự cảm thấy đau trướng phần hội âm, đồng thời lan tỏa về phía phần eo hông, dương vật và phần đùi, khi đi ngoài trong trực tràng có cảm giác không thoải mái hoặc đau. Có thể sờ thấy tuyến tiền liệt sưng to, khi sờ đau rõ rệt, sốt…

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính trạng thái nặng nhẹ khác nhau, nói chung người bệnh thường có cảm giác đau hoặc khó chịu, đau lan tỏa phần hậu môn trực tràng, đồng thời có thể tiểu buốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, thường kèm tinh thần mệt mỏi, eo lưng đau mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, ngoài ra có thể kèm theo viêm thận – bể thận, viêm khớp, viêm thần kinh…Theo Đông y nếu niệu đạo có chất phân tiết và trường hợp tiểu nhói đau vẫn thuộc phạm trù triệu chứng lâm, nếu tuyến tiền liệt hình thành mủ thì thuộc huyền ung. Bệnh này do nóng ẩm độc gây bệnh bức xuống bụng dưới, ngăn kết không tan, dẫn tới kinh lạc ngăn cách, khí huyết ngưng trệ, khí hóa của bàng quang không thông mà thành.
Nguyên tắc ăn uống:

Viêm tuyến tiền liệt là do nóng ẩm độc gây bệnh ứ trệ ở bụng dưới dẫn tới, do vậy nên chọn thức ăn tính thiên về mát như lê tươi, cam, mía, chuối tiêu, rau cần…
Người bệnh nên uống nhiều nước, qua bài tiểu xung rửa đường tiểu vì vi khuẩn không ngừng sinh sôi.

Người bệnh viêm tuyến tiền liệt nên giữ thông đại tiện, do vậy nên ăn nhiều thức ăn có xenlulo hoặc có tác dụng nhuận tràng như rau cần, cải củ, lê tươi, chuối, mật ong…
Không ăn các thức ăn cay, các chất kích thích, thức ăn mỡ nhớt, nướng rán, nếu không có thể giúp nhiệt sinh hỏa, tăng nặng trạng thái chứng bệnh của bệnh này.

Nên dùng các thức ăn thấm nhẹ, thông ẩm hoặc có tác dụng lợi tiểu như trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ nhân, xa tiền tử… có thể khiến cho nóng ẩm tiết xuống.


Món ăn – bài thuốc phòng bệnh viêm tuyến tiền liệt:

Bài 1: Mứt hồng 2 quả, thêm nước vừa đủ nấu canh, thêm 6g đăng tâm cùng sắc, thêm đường trắng vừa ngọt, nấu canh dùng uống, mứt hồng có thể ăn, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt hậu môn đau rát kèm lòi dom.

Bài 2: Ngân nhĩ 30g, chuối tiêu 1 quả, thêm nước nấu nhừ ngân nhĩ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được, mỗi ngày 1 bát, dùng khi tân dịch giảm, huyết hư, táo bón.

Bài 3: Núm hồng 3 cái, xà sàng tử 30g, thăng ma 15g, cùng sắc nước, đợi ấm, ngồi tắm xông rửa, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút, dùng cho người hội âm trướng đau, bài tiểu nhói đau, viêm tuyến tiền liệt.

Bài 4: Quả sung 30g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt, tiểu không thông, kèm đau nhói.

Bài 5: Gạo tẻ 30g, lá sen tươi 1 tàu, lá sen chọc lỗ, bọc gạo tẻ, dùng lửa nhỏ thêm nước nấu thành dạng hồ húp cháo, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính, dạ dày, lách hư yếu, phân nát loãng.

Bài 6: Rau ngô 60g, vỏ dưa hấu khô 60g (tươi thì 200g), chuối tiêu 3 quả bỏ vỏ, thê, 4 bát nước sắc còn 1 bát, thêm đường phèn vừa đủ, chia 2 lần uống trong ngày, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt có tiểu nhói đau, tiểu gấp không thông.

Bài 7: Vỏ bí xanh 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này), dùng cho người viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhói đau, nóng rát.

Bài 8: Quả dâu 60g, sinh ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, thêm nước 4 bát sắc còn 2 bát, thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt kèm theo đau mỏi, loét miệng lưỡi.



Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên, cơ chế bệnh là do nóng ẩm, độc gây bệnh, bức ở bụng dưới, ngăn kết không tan mà dẫn tới. Do vậy để chữa trị bằng món ăn, cần phối hợp các thức ăn giải nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu ẩm. Đối với trường hợp viêm mạn tính thận khí cũng hư, thì trong chữa trị bằng ăn uống, nên phối hợp các thức ăn bổ ích gan thận để chữa trị bổ trợ.

Món ăn, bài thuốc từ con trai sông

Trai giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm. Ngoài làm thực phẩm, trai còn có nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt các bệnh như: u xơ tiền liệt tuyến, cao huyết áp, yếu sinh lý....


Dinh dưỡng có trong con trai sông

Theo Sức khỏe & đời sống, trong Đông y, trai sông còn có tên là bạng. Cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Thịt trai giàu protid, canxi, phốt pho, sắt, một sốvitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm - chất đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến.

Trai sông vị ngọt mặn, tính hàn; vào kinh vị. Có tác dụng tư âm lợi thủy, hóa đàm nhuyễn kiên tán kết, giáng áp. Dùng cho người âm hư, sốt, lao phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, ho khan, mất ngủ, đau mỏi thắt lưng, phù nề, tiểu ít, bạch đới, huyết trắng, viêm sưng hạch, u tuyến giáp, vàng da. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ trai nước ngọt.
Một số món ăn, bài thuốc có lợi cho sức khỏe từ con trai

Cháo trai

Phụ nữ Today cho biết, cháo trai vừa là món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...

Trai làm sạch luộc lấy nước, trai thái rồi ướp mắm tiêu, nấu cháo nhừ rồi cho trai vào quấy đều, cho gia vị, hành răm nếu cho người lớn ăn; cho lá dâu thái chỉ cho trẻ em, ăn nóng. Dùng bổ âm, chữa ra mồ hôi trộm.
Canh chua trai

Trai luộc chín thái nhỏ ướp gia vị mắm muối xào săn với cà chua hoặc quả dọc, hoặc me. Nấu nước luộc trai (lọc trong) vào đun sôi, cho hành, thìa là, rau răm ăn nóng. Phụ nữ có thai ăn tốt cho cả mẹ và con.







Trai nướng

Trai to, cậy khéo (không làm sứt vỡ) lấy trai ra băm nhỏ cùng mộc nhĩ, giò sống, hành củ băm nhỏ, gia vị, trộn đều viên tròn, cho vào trong vỏ trai. Nướng trên bếp than, ăn nóng chấm mắm chanh ớt. Dạng này thích hợp với người “yếu sinh lý”.

Canh trai rau hẹ

Trai sông 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi suy nhược, ho khan ít đờm, mồ hôi trộm (đạo hãn), bệnh đái tháo đường. 10 ngày là 1 liệu trình.

Canh trai cà rốt đậu đỏ

Trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước, gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia vài lần ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

Âm huyết hư tổn


Thịt trai 75g, thịt ba chỉ 125g, thái miếng nhỏ. Nấu thịt trai trước cho sôi vớt bỏ bọt, rồi cho thịt lợn vào. Cho gia vị ăn nóng với hạt tiêu, rau răm.

Ở người bệnh mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương – hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.







Người bị u xơ tiền liệt tuyến


Người bị bệnh này có các biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng rất thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến.

Yếu sinh lý


Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì đây còn là món ăn có tác dụng tốt cho việc phòng trung. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài – một dược thảo có tác dụng tốt cho bệnh đái tháo đường.

Với người cao huyết áp


Cháo trai có tác dụng tốt trong chữa bệnh tăng huyết áp lại không gây các tác dụng phụ phiền toái. Để tăng tác dụng giáng áp, bạn có thể dùng lá dâu bánh tẻ thái nhỏ nấu cùng với món cháo trai.

Ăn uống bảo vệ tuyến tiền liệt

Khi nam giới già đi có thể mắc phải các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới.


Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam giới, là một tuyến bao quanh bàng quang và niệu đạo. Nó có kích thước như một quả óc chó và phát triển trong suốt vòng đời của người đàn ông.

Dưa hấu chứa nhiều sinh tố A và C - Ảnh: Shutterstock

Theo tiến sĩ Chris Mohr, chuyên gia dinh dưỡng của tờ New York Times, một số loại thực phẩm sau có tác dụng duy trì và tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt.

Các loại quả. Các loại quả mọng như: dâu tây, mâm xôi rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những thiệt hại do các gốc tự do gây ra. Trong khi đó, vitamin C có thể giúp thúc đẩy đi tiểu và giảm sưng.

Cách nhanh chóng để có một bữa ăn nhẹ giàu vitamin C lành mạnh là pha trộn nhiều loại hoa quả và rau xanh vào một ly sinh tố. Có khoảng 90 mg vitamin C trong một chén dâu tây và hàm lượng này khoảng 14 mg trong một cốc quả việt quất. Nguồn tuyệt vời khác của vitamin C nữa là loại trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, rau bina, bông cải xanh và xoài.

Cá béo. Có nhiều lý do để đưa axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống. Omega-3 giúp giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”, giảm cao huyết áp, giảm cân và có thể giảm nguy cơ đau tim. Mặc dù các chuyên gia thường khuyên nên cắt giảm lượng chất béo động vật để bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt, nhưng một chế độ ăn giàu omega-3 lại có thể giúp tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt.

Trong thực tế, các axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi và cá trích có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nhà khoa học, chất béo omega-3 kìm hãm sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt, có thể do vai trò chống viêm và tác dụng ức chế sự phát triển khối u của nó. Có thể thay thế chất béo từ động vật khác bằng các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá ngừ.

Các loại hạt. Chất béo lành mạnh được tìm thấy trong các loại hạt cũng có thể giúp giảm cholesterol “xấu” và tăng cường sức khỏe não bộ. Hạt lanh, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả óc chó là những món ăn nhẹ tuyệt vời cho nam giới. Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra các loại hạt không chỉ là nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin E, canxi, mà còn chứa cả khoáng chất selen. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy selen trong đậu nành có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt.

Đậu. Để tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt nên thay thế nguồn protein từ thịt đỏ bằng protein đến từ thực vật. Đậu đen, hạt chia là nguồn cung cấp dồi dào protein và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Theo Everydayhealth, một cốc đậu chứa khoảng 15 gram protein và 15 gram chất xơ, có thể thúc đẩy sức khỏe tuyến tiền liệt. Các chuyên gia khuyến cáo, đàn ông trưởng thành nên bổ sung khoảng 38 gram chất xơ và 56 gram protein mỗi ngày.

Trà xanh. Nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Lợi ích của việc tiêu thụ trà xanh không dừng lại ở đó, mà nó còn được biết đến với tác dụng giảm cholesterol “xấu” và cải thiện trí nhớ, sự chú ý.

Dưa hấu. Loại trái cây này phong phú sinh tố A và C. Ngoài ra, dưa hấu cũng là nguồn tuyệt vời của lycopene, chất chống oxy hóa vô cùng hữu hiệu. Nghiên cứu cho thấy lycopene có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Lycopene còn có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà chua, mơ, bưởi, ổi, đu đủ. Nam giới được khuyến cáo nên tiêu thụ khoảng 10 mg lycopene một ngày để bảo vệ tuyến tiền liệt.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Các thực phẩm tốt cho bệnh u xơ tuyến tiền liệt

U xơ tuyến tiền liệt gây trăn trở hàng đầu cho các đấng mày râu nhưng là bệnh có khả năng phòng ngừa được. 

Các chuyên gia phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh cho biết u xơ tuyến tiền liệt có thể hạn chế được bằng việc sử dụng một số thực phẩm quen thuộc giúp làm giảm biến chứng của u xơ tuyến tiền liệt.

U xơ tuyến tiền liệt nên ăn những thực phẩm nào

1. Cháo trai chữa u xơ tuyến tiền liệt


- Nhiều người cho rằng thịt trai đem chế biến thành các món như cháo trai, canh trai nấu chua, trai xào xả ớt… có tác dụng chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, thanh nhiệt giải độc. Nhưng cũng không ít người cho rằng nên hạn chế ăn thịt trai vì hại thận.

- Lượng kẽm trong thịt trai cao hơn cả thịt bò, 100g thịt trai có 70mg kẽm, trong khi đó 100g thịt bò chỉ có 4mg kẽm. Ngoài ra, thịt trai còn quý vì chất béo của nó không gây các tác dụng xấu như ở các động vật khác.

- Dùng thịt trai nấu cháo hoặc canh chua vừa là những món ăn ngon, bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường… Ở người mỡ máu cao gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương, có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

- Với người u xơ tiền liệt tuyến có các biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài – một dược thảo có tác dụng tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường…

2. Cà phê “cứu tinh” cho u xơ tuyến tiền liệt


- Những người uống từ 6 tách cà phê trở lên mỗi ngày giảm 20% nguy cơ mắc bất cứ dạng ung thư tuyến tiền liệt nào. Họ cũng giảm được 60% nguy cơ mắc một dạng ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh và có thể di căn sang các cơ quan khác.

- Với lượng cà phê ít hơn, từ 1 – 3 cốc, nguy cơ này có thể giảm 30%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên vội vàng uống cà phê để phòng ngừa ung thư, vì loại đồ uống này có thể gây một số vấn đề về sức khoẻ nam giới nếu dùng quá nhiều.

3. Ăn cá giúp cải thiện bệnh u xơ tuyến tiền liệt


- Kết quả một số cuộc nghiên cứu cho thấy, việc ăn cá thường xuyên có thể giúp ích rất nhiều cho những người đang bị ung thư tuyến tiền liệt.

- Những cuộc nghiên cứu này đã chứng minh mối quan hệ nghịch giữa dầu cá với khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này được khuyến cáo nên ăn cá nhiều hơn.

Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà như thế nào ?

U xơ tuyến tiền liệt là hiện tượng phì đại tổ chức đệm và sợi liên kết, gây giảm chức năng các tuyến. Người bệnh cần uống nhiều nước vào buổi sáng và trưa, ăn nhiều rau quả, đặc biệt là kiêng đồ ăn kích thích và nóng như ớt, gừng, cà-phê, rượu…




U xơ tuyến tiền liệt có 2 hội chứng:


1. Hội chứng kích thích:

- Đái gấp: khó nhịn tiểu được khi phải làm việc lâu hay đi xa.

- Đái khó: phải cố rặn mới đi tiểu được.

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là về đêm, khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ.

2. Hội chứng tắc nghẽn:

- Tiểu yếu: tia nước tiểu ra yếu, nhỏ giọt hoặc đi thành 2 tia.

- Tiểu ngắt quãng: ngừng tiểu đột ngột khi đang đi, rồi lại tiểu tiếp.

- Tiểu chưa hết: bàng quang vẫn còn nước tiểu sau khi đi.

Phương pháp điều dưỡng tại nhà: áp dụng cho trường hợp u xơ còn nhỏ, chưa có chỉ định điều trị ngoại khoa.

1. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: nên uống nhiều nước vào buổi sáng và trưa, hạn chế uống sau bữa chiều để tránh đi tiểu đêm. Cần ăn nhiều rau quả, kiêng thức ăn có tính kích thích và nóng như ớt, gừng, cà-phê… Tập luyện theo thói quen, tốt nhất là các môn bơi, đi bộ và chạy chậm.

2. Thực phẩm thuốc:

Bài 1: hoàng kỳ 30-60 g, gạo nếp 10 g. Nấu cháo ăn hằng ngày.

Bài 2: bí đỏ 500 g, đậu xanh 100 g. Cả hai thứ ninh nhừ, cho gia vị hoặc đường, tùy theo khẩu vị, ăn hằng ngày.

Một số bài thuốc Đông y chữa u xơ tuyến tiền liệt hiệu nghiệm:

Bài 1: dùng cho bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt gây bí đái, người già suy nhược cơ thể. Bài thuốc gồm đảng sâm 20 g, hoàng kỳ 30 g, bạch linh 12 g, hạt sen 18 g, tỳ giải 12 g, sa tiền tử 15 g, ý dĩ sống 12 g, ngô thù du 5 g, nhục quế 6 g, cam thảo 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm hai lần.

Bài 2: dùng cho người già u xơ tuyến tiền liệt, tiểu khó và nhiều lần. Sài hồ 12 g, thăng ma 12 g, cát cánh 9 g, bạch linh 10 g, ý dĩ 10 g, sa tiền tử 10 g, mộc thông 10 g, khiếm thực 12 g. Ngày 1 thang sắc uống làm 2 lần.

Một số nhóm thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt tại nhà:


- Thuốc chẹn (anpha) giao cảm, có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt: prazosin, cardman.

- Thuốc nội tiết tố: progesteron, megesterol.

- Thuốc nguồn gốc thực vật: tadenan.

Tổng quan về bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý nam khoa thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Tuyến tiền liệt ngoài chức năng giúp kiểm soát nước tiểu còn có chức năng sản xuất một số chất có trong tinh dịch.


Bác sỹ Phạm Văn Lai tư vấn về điều trị và phòng tránh điều trị viêm tuyến tiền liệt:


Tuyến tiền liệt phì đại là một bệnh lành tính, nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe và tinh thần người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều nam giới do thiếu kiến thức về bệnh tật mà để bệnh diễn biến kéo dài, gây ảnh hưởng trong nhiều năm mới đi khám, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Anh Bùi Thanh B. (50 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe trong tình trạng tuyến tiện liệt phì đại anh chia sẻ: “tôi cũng không nghĩ mình mắc bệnh, công việc rồi nhiều thứ trong cuộc sống cũng khiến tôi bận rộn, đến khi những triệu chứng tiểu khó, tiểu không hết luôn khiến tôi khó chịu. Nhiều khi đang họp nhưng mắc tiểu không chịu được phải ngắt quãng ra đến nhà vệ sinh lại không thể nào đi được”. Không chỉ anh B. mà rất nhiều nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có cùng triệu chứng nhưng không hề biết mình mắc bệnh. Dưới đây là một số thông tin về bệnh phì đại tuyến tiền liệt nam giới nên biết.

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới:


Tuyến tiền liệt phì đại liên quan đến vấn đề tuổi tác và testosteron. Ngoài hai nhân tố cơ bản trên thì nguyên nhân gây nên phì đại tuyến tiền liệt còn do một số yếu tố như:

- Uống ít nước lại hay đổ mồ hôi

- Làm việc, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm thời gian dài

- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, cơthể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy-hóa.

- Lạm dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu chè, ăn nhiều mỡ động vật..v.v., khiến sức đề kháng bị sói mòn.

- Mắc các loại bệnh về đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm tuyền liền liệt, các loại bệnh về nội tiết như, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp không được điều trị đến nơi đến chốn.



Biểu hiện triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt:


- Tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu không hết: có cảm giác mắc tiểu nhưng không thể đi được. Tiểu rồi lại muốn đi nữa.

- Nước tiểu đôi khi có máu.

- Mắc tiểu liên tục: Khi mắc bệnh, do tuyến tiền liệt phát triển về kích thước, có thể gây chèn ép đoạn niệu đạo đi dọc tuyến tiền liệt, gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo và ra ngoài, đôi khi khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục.

Những nguy hiểm của bệnh phì đại tuyến tiền liệt đối với nam giới:


- Phì đại tuyến tiền liệt làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nam giới, bởi khối u tuyến tiền liệt chèn ép niệu đạo gây cản trở nước tiểu đi ra từ bàng quang tới niệu đạo, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu. Điều này làm cho bệnh nhân tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần, lúc nào cũng trong tình trạng muốn đi tiểu. Khi phát triển lớn, u xơ gây chèn ép làm bế tắc ống tiểu và đôi khi còn kèm theo đau khi tiểu tiện. Tình trạng này có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng lên đài bể thận có thể dẫn tới suy thận mãn tính nếu tình trạng kéo dài.



- Nhiễm khuẩn có thể gây nhiều biến chứng như làm nặng thêm tình trạng tắc nghẽn, khiến bệnh nhân khó đi tiểu, tiểu buốt, gây viêm nhiễm lan rộng lên niệu quản, đài bể thận và đôi khi gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hết sức nguy hiểm.

- Ngoài ra, bệnh phì đại tuyến tiền liệt còn có nguy cơ gặp phải vấn đề như rối loạn cương, rối loạn phóng tinh, giảm khoái cảm hoặc mất hứng thú tình dục, đặc biệt khi đã có dấu hiệu tắc nghẽn đường tiểu.

Việc điều trị bệnh cần chú ý:


Điều trị tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước của tuyến tiền liệt, điều kiện sức khỏe, tuổi tác. Điều trị nội khoa chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng. Nhưng khi điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu chứng không giảm, khối u càng to, chèn ép niệu đạo nặng lên có thể xem xét phẫu thuật.

Để phòng tránh bệnh phì đại tuyến tiền liệt nam giới nên:




- Uống nước nhiều hơn có thể giúp làm sạch đường tiết niệu.

- Chế độ ăn uống hợp lý, nhiều rau xanh, vitamin A, D, thực phẩm giàu Omega 3,…

- Tránh uống rượu và đồ uống có caffein (trà, cà phê). Caffein có thể thường làm buồn tiểu.

- Kiểm soát stress, nghỉ ngơi thư giãn, chơi thể thao, đi bộ để có một sức khỏe tốt.

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nội soi niệu đạo

Đây là phẫu thuật điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở những bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt đã gây tắc nghẽn đường tiểu hoặc ở những bệnh nhân điều trị nội khoa không hiệu quả. 


Phẫu thuật có thể thực hiện với gây tê tủy sống (bệnh nhân tỉnh trong suốt quá trình phẫu thuật) hoặc với gây mê (bệnh nhân ngủ trong quá trình phẫu thuật) tùy theo lựa chọn của bệnh nhân hoặc theo quyết định của bác sĩ gây mê.
Khi mổ, một ống soi được đưa vào niệu đạo dương vật. Phẫu thuật viên sẽ dùng tia laser để bóc tuyến tiền liệt phì đại ra khỏi vỏ bọc của tuyến tiền liệt, sau đó cắt nhỏ và bóc hơi phần mô phì đại để lấy ra ngoài. Trong trường hợp bướu lớn trên 80 gram, phẫu thuật viên phải rạch một đường nhỏ (ngay trên xương mu) để lấy phần mô phì đại ra ngoài. Thời gian phẫu thuật kéo dài từ 60 – 120 phút (tùy khối lượng của khối phì đại)
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mang 1 ống thông ở niệu đạo. Ống thông sẽ được rút ra khi nước tiểu trong không còn máu. Thông thường, bệnh nhân sẽ nằm lại bệnh viện 2 – 3 ngày sau phẫu thuật.

Hướng dẫn trước phẫu thuật Phì đại tuyến tiền liệt.

Khám gây mê trước phẫu thuật

Trước phẫu thuật, bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ chuyên khoa gây mê để đánh giá tình trạng của bệnh nhân có đủ sức khỏe thực hiện phẫu thuật hay không. Đồng thời bác sĩ gây mê sẽ khám và quyết định gây mê hay gây tê trong lúc mổ.
Khi cần thiết, bệnh nhân sẽ được khám thêm với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, phổi, tiểu đường, nội thần kinh… để đánh giá các bệnh lý mạn tính có sẵn của bệnh nhân. Khi tất cả các bệnh lý này đều ổn định thì phẫu thuật mới được tiến hành.
Trong quá trình chờ mổ, xin thông báo cho bác sĩ ngay
Nếu bệnh nhân bị cảm, sốt, tiểu đau buốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp trên… Trong những trường hợp này, phẫu thuật sẽ được hoãn lại chờ đến khi bệnh nhân khỏi hẳn các bệnh này.

Hướng dẫn sử dụng một số thuốc trước mổ

Bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ hướng dẫn thật cụ thể cho bệnh nhân những loại thuốc nào phải ngưng sử dụng trước phẫu thuật. Dưới đây là một số thông tin khái quát:
Trong thời gian 1 tuần trước phẫu thuật:
Ngưng hoàn toàn tất cả các thuốc Aspirin hoặc các loại thuốc có chứa aspirin (các thuốc điều trị cảm cúm, một số thuốc giảm đau nhức).
Trong vòng 2 ngày trước phẫu thuật:
Ngưng tất cả các thuốc kháng viêm, giảm đau có thành phần: etodolac, fenoprofen, ibuprofen, ketorolac, maproxen, meclofenarnate, mefenamic acid, naproxen.

Trước khi phẫu thuật 1 ngày:

Làm sạch đường ruột bằng thuốc FORTRANS.
Ăn tối lúc 18 giờ. Sau đó pha 02 gói thuốc trong 1,5 lít nước và uống hết (thuốc có tác dụng nhuận trường để rửa sạch phân trong ruột già).
Từ 12 giờ đêm bệnh nhân không được ăn và uống cho đến buổi sáng ngày phẫu thuật.
Buổi sáng trước khi phẫu thuật:
Không sử dụng các thuốc trợ tim nhóm digitalis (Crystodigin, Digoxin, Lanoxin).
Không sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường nhóm chlorpropamide, glyburide, glypizide, tolazamide, tolbutamide.
Đối với những bệnh nhân đang dùng INSULIN, chỉ chích ½ (một nửa) liều Insulin thường dùng mà thôi. Không chích hết cả liều như mọi ngày
Các thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị hen suyễn dùng hàng ngày vẫn phải uống nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ gây mê (uống với thật ít nước.

Hướng dẫn việc ăn – uống trước phẫu thuật

Trong vòng 8 giờ trước phẫu thuật:
Không ăn các loại thức ăn đặc hoặc lỏng; không uống nước trái cây, không uống sữa, không ngậm kẹo. Nếu bệnh nhân quá khát, có thể uống 1 – 2 muỗng nhỏ nước nấu chín để nguội.
Trong vòng 6 giờ trước mổ:
Tuyệt đối không uống nước. Chỉ uống những thuốc hạ áp, hen suyễn mà bệnh nhân vẫn sử dụng hàng ngày (uống với thật ít nước)

Mục tiêu của việc nhịn ăn – uống trước mổ là để tránh hiện tượng các chất dịch trong dạ dày có thể tràn vào phổi khi bệnh nhân ói mửa (thường xảy ra khi bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê). Nếu các chất dịch từ dạ dày tràn vào phổi sẽ gây viêm phổi, kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân; đồng thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Do đó bệnh nhân phải tuyệt đối nghiêm túc tuân thủ các quy định này.
Hướng dẫn làm vệ sinh cơ thể trước phẫu thuật
Vào buổi tổi trước ngày phẫu thuật và buổi sáng trước ngày phẫu thuật, bệnh nhân phải tắm với xà bông tiệt trùng để làm sạch cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong lúc phẫu thuật.

Vào ngày phẫu thuật

Không mang theo bất cứ tư trang nào (nhẫn, đồng hồ…).
Nên thông báo cho điều dưỡng biết trước nếu bệnh nhân có đeo kính sát tròng, dụng cụ trợ thính.
Không trang điểm. Không sơn móng tay

Thời điểm phải đến bệnh viện
Bệnh nhân nên kiểm tra lại với điều dưỡng hoặc thư ký y khoa thời điểm chính xác cần có mặt tại bệnh viện, địa điểm phải có mặt trước mổ.

Các nguy cơ của phẫu thuật

Các nguy cơ nói chung của bất cứ loại phẫu thuật nào gồm: chảy máu sau mổ, nhiễm trùng sau mổ, truyền máu (nếu mất máu nặng), huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não. Ngoài ra một số nguy cơ riêng của gây mê/gây tê gồm: gãy răng, tổn thương thanh – khí quản, viêm phổi hít, nhức đầu do tê tủy sống, tổn thương thần kinh do tư thế lúc mổ, sốt cao ác tính sau mổ (các thông tin này sẽ được bác sĩ gây mê cung cấp cụ thể khi gặp bệnh nhân)
Nguy cơ riêng của phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nội soi niệu đạo gồm: tổn thương bàng quang, lổ niệu quản; nhiễm trùng niệu, tiểu không kiểm soát, tiểu máu, máu cục nghẹt trong bàng quang; xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương; tiểu khó, tiểu gấp; hẹp cổ bàng quang (thông tin chi tiết sẽ được bác sĩ phẫu thuật cung cấp trước mổ).

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật

Nằm nghỉ tại giường. Bệnh nhân có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn sau khi phẫu thuật
6 giờ sau mổ có thể ăn cháo.
Uống thật nhiều nước. Không uống trà, cà phê, nước có gas, thức uống có chất cồn.
Bàng quang sẽ được tưới rửa liên tục trong 24 – 36 giờ sau mổ đến khi nước rửa trong, không còn máu.
Ống thông tiểu sẽ rút 36 – 48 giờ sau mổ. Sau rút thông, bệnh nhân có cảm giác đau buốt khi tiểu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể có máu trong nước tiểu. Tình trạng này sẽ hết trong 2 - 4 ngày.
Bệnh nhân có thể tập thể dục bình thường và làm mọi công việc hàng ngày. Kiêng không giao hợp trong 2 tuần.
Nếu có nhiều máu trong nước tiểu, đau buốt kéo dài khi tiểu hoặc tiểu khó khăn, nên liên hệ với phẫu thuật viên để khám lại.
Sau xuất viện, bệnh nhân được cho toa thuốc sử dụng trong 7 – 14 ngày. Sau đó bệnh nhân sẽ tái khám với bác sĩ để có hướng theo dõi tiếp.

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Bài thuốc đông y chữa phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt được ví như một căn bệnh đặc trưng của nam giới khi tuổi già. Bệnh không thể ngay lập tức gây ảnh hưởng đến tính mạng nam giới nhưng những triệu chứng bệnh lại là tác nhân gây nên nhiều xáo trộn trong cuộc sống.

Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.

Triệu chứng của tuyến tiền liệt phì đại là: 

tiểu nhỏ giọt, khó ra, lượng nước tiểu ít, tiểu buốt, hay đi tiểu, bụng dưới đầy, đại tiện không thông, miệng khát muốn uống, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhầy, mạch sác hữu lực hoặc tế sác.

Bài 1:


Sinh địa 15g ,Phục linh 10g,Đơn bì 10g

Ngưu tất 10g, Xa tiền tử 10g ,Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g

Đổ 1000 ml nước sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác, hay đi tiểu.



Hoàng bá


Bài 2:


Hoàng liên 10g , Hoàng bá 10g, Chi tử 10g

Mộc thông 10g, Trạch tả 10g , Sinh địa 10g


Xích thược 10g , Đơn bì 10g, Sinh cam thảo 5g


Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang. Dùng cho trường hợp bệnh nặng, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch sác hữu lực, hay đi tiểu, tiểu đau rát.

Nếu đi tiểu không thông, dòng nước tiểu nhỏ hoặc nhỏ giọt, hoặc bí tiểu, bụng dưới đầy và đau âm ỉ, chất lưỡi tím bầm hoặc có vết ứ, mạch sáp hoặc tế, dùng bài thuốc sau:

Bài 3:


Sinh địa 15g , Đơn bì 10g, Đào nhân 10g

Hồng hoa 10g, Đơn sâm 15g , Xích thược 15g

Đương quy vĩ 10g , Ngưu tất 10g, Chỉ thực 10g


Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang.

Nếu tiểu nhỏ giọt không thông, lực tống yếu, mặt trắng nhợt, lưng gối yếu mỏi, mệt mỏi sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.

Bài 4:


Thục địa 10g , Đỗ trọng 10g, Ngưu tất 10g

Xa tiền tử 10g, Quế chi 6g , Tiên linh tỳ 10g


Chích hoàng kỳ 10g , Đẳng sâm 10g, Phục linh 10g

Sinh bạch truật 10g, Trạch tả 10g


Đổ 1000 ml nước, sắc còn 450 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều. Ngày 1 thang.

Nên ăn gì khi bị phì đại tuyến tiền liệt?

Phì đại tuyến tiền liệt là một căn bệnh phổ biến ở nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên và lớn tuổi. Theo thống kê hiện nay có tới 45 – 70% số nam giới ở Việt Nam trong độ tuổi từ 45 – 80 mắc phải căn bệnh này.




Phì đại tuyến tiền liệt là một căn bệnh xuất hiện một cách tự nhiên và có triệu chứng rõ rệt hơn khi nam giới bước vào tuổi 50 trở đi. Tuyến tiền liệt phì đại do nhiều nguyên nhân gây ra như: uống ít nước; chế độ ăn uống không hợp lý; lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…), chất béo; làm việc căng thẳng hay làm việc trong môi trường ô nhiễm; bị các bệnh về đường tiết niệu, bệnh nội tiết… cũng là nguyên nhân gây ra chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Khi tuyến tiền liệt phì đại nó chèn ép vào niệu đạo và bắt đầu ngăn cản bàng quang tống hết nước tiểu. Chính vì thế, khi bị phì đại tuyến tiền liệt người bệnh thường có các triệu chứng như: Mót tiểu, đi tiểu thường xuyên, cảm giác bàng quang không hết nước tiểu sau khi đi tiểu, nhỏ giọt nước tiểu sau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều vào ban đêm, dòng nước tiểu yếu. Phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Ở những trường hợp bị nặng, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Ở đàn ông trung niên và lớn tuổi, tuyến tiền liệt có thể bị viêm và rất dẽ bị ung thư hóa. Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến có thể giống với phì đại tiền liệt tuyến nhưng có thể có đau lưng hoặc đau háng.

Bị phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì?




Tuyến tiền liệt có chứa rất nhiều chất oxy hóa, chất sinh ung thư,… và khi tuổi càng cao thì tỷ lệ các chất này càng lớn lên. Ngoài ra, tình trạng giảm testosterone ở nam giới cũng được xem xét có mối quan hệ với bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Để hạn chế bệnh phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống.
Tất cả món ăn từ đậu nành và đậu xanh để nhờ hoạt chất thực vật có tác dụng tương tự nội tiết tố, như Isoflavone và Lignane, để ức chế phản ứng viêm tấy trong tuyến tiền liệt.
Giá sống, để giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính thông qua hoạt chất kháng ung thư như daifzein, genistein…



Giá sống giảm thiểu nguy cơ biến thể ác tính
Tất cả các loại cải, đặc biệt là bắp cải, để mượn chất kháng oxy-hoá trong lá cải làm phương tiện giải độc cho tiền liệt tuyến.
Cà chua để mượn lycopin trong vỏ trái cà làm lá chắn chống ung thư.



Rau cải, cà chua giải độc, chống ung thư
Các loại cá biển dồi dào dầu béo 3-Omega như cá saba, cá hồi, cá mòi làm phương tiện trung hoà hoạt tính của các chất gây viêm. Với người không thích ăn cá thì mè đen là giải pháp thay thế nhờ cũng chứa nhiều 3-Omega.

Bị phì đại tuyến tiền liệt không nên ăn gì?

Mỡ động vật cũng như các món ăn béo bở như patê gan, sốt mayonnaise, bơ, món ăn chiên mỡ nổi vì đó là những yếu tố tăng cường hoạt tính của men 5-alpha reductase, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tấy của tuyến tiền liệt.
Chất đạm động vật nếu lượng quá cao trong mỗi lần thu nhập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nam giới từ tuổi 50 không nên có hơn 100g thịt trong mỗi bữa ăn nếu muốn phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

Phì đại tiền liệt tuyến không đồng nghĩa với ung thư, nhưng là mầm mống cho sự hình thành của ung bướu ác tính. Biết cách ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý từ lúc còn trẻ chính là biện pháp rẻ tiền nhưng hiệu quả để gia tránh khỏi căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Những thức ăn sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ u xơ tiền liệt tuyế

Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả đài VOA Lan Vũ gửi câu hỏi thắc mắc về vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt u xơ tiền liệt tuyến. Thính giả Lan Vũ hỏi như sau:


“Thưa Bác sĩ,

Tôi tên là Lan Vũ, 61 tuổi, nam giới.

Nhờ Bác sĩ giúp về trường hợp bệnh của tôi như sau:

Tôi đi khám sức khỏe, siêu âm, bác sĩ cho biết “Tuyến tiền liệt phì đại,” nhưng đo PSA chưa có ung thư.

Vậy tôi có thể dùng loại “thực phẩm chức năng” nào để giảm kích thước tuyến tiền liệt, đồng thời tôi có thể uống loại thực phẩm chức năng nào (như Alipas) để tăng cường testosteron nội sinh được không?

Chân thành cám ơn Bác sĩ.”

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Thực phẩm và thuốc dược thảo cho tuyến tiền liệt u xơ tiền liệt tuyến (Benign Prostatic Hyperplasia, BPH)


Tuyến tiền liệt (prostate) nằm bao quanh niệu đạo (urethra), lúc nước tiểu từ bàng quang (bladder) thoát ra ngoài qua ngả niệu đạo.

Những thuốc tây y để trị các triệu chứng của bệnh tuyến tiền liệt phì đại có tác dụng như sau:

1) Alpha blockers: không làm tuyến teo lại mà làm giãn nở các cơ chung quanh tiền liệt và chung quanh cổ của bàng quang, làm nước chảy thông hơn.
Thuốc thường dùng: tamsulosin (Flomax), Terazosin (Hydrin).

Phản ứng phụ: chóng mặt (áp huyết thấp), nhức đầu, xáo trộn tiêu hoá, nghẹt mũi (thuốc loại này cũng là thuốc dùng hạ huyết áp cao).

2) 5 alpha reductase inhibitors: ức chế men 5 alpha reductase; men này giúp biến hormone nam giới testosterone thành dihydrotestosterone là một chất làm tuyến tiền liệt to ra (tăng trưởng). Ví dụ: finasteride (Proscar), dutasteride (Avodart).

Phản ứng phụ: giảm khả năng cương cứng (erection), giảm ham muốn tình dục (libido), giảm lượng tinh dịch (semen volume).

Những người không muốn dùng thuốc tây vì không muốn bị các phản ứng phụ nêu trên, ngoài ra các thuốc này cũng đắt tiền.

Những thức ăn sau đây có thể giúp làm giảm nguy cơ  u xơ tiền liệt tuyến hay giảm triệu chứng đường tiểu liên hệ:

1) Mè (sesame): nhờ hàm lượng zinc (kẽm) cao
2) Cá hồi: nhiều omega 3 fatty acids
3) Đậu nành, nhờ hàm lượng isoflavones (nhờ vậy đàn ông châu Á ít bị tiền liệt phì đại hơn)
4) Vitamin C từ rau cải: ớt Đà Lạt (bell pepper), súp lơ trắng (cauliflower), súp lơ xanh (broccoli), cải xoăn (kale). Vitamin C từ trái cây, thuốc không hiệu nghiệm bằng.
5) Cà chua (tomato) nhờ chất lycopene (màu đỏ), cũng như dưa hấu, mơ (apricot), bưởi đỏ, đu đủ.
6) Quả bơ (avocado) nhờ betasitosterol, cũng như hột bí rợ, đậu nành, quả hồ đào pecans.
7) Rau lá xanh, cải (vegetables): nhờ các chất antioxidant (chống oxy hoá) cũnh như hành, tỏi.

Những "herbal supplements" ("chất phụ từ cây cỏ") hay “herbal treatment” không được gọi là thuốc ở Mỹ, vì tác dụng dược lý, lâm sàng chưa được FDA (cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ) xét duyệt và công nhận. Thuốc có thể chưa được chuẩn hoá về liều lượng, phẩm chất và an toàn chưa được chứng minh. Cũng vì thế, những điểm sau chỉ có tính cách thông tin mà thôi, thính giả cần cẩn thận tìm hiểu về những "thực phẩm chức năng" mình muốn dùng.

1) Saw palmetto (cây lá tơi, Serenoa repens, Serenoa serrulata): Thuốc dùng trích tinh của trái palmetto chín. Có thể có (nhưng chưa chắn, vì các khảo cứu đưa đến kết quả có lúc trái ngược nhau) tác dụng làm ngăn chặn testosterone biến thành dehydrotestosterone, tương tự như Proscar nói trên.

Theo tài liệu của Mayo Clinic (2):
Liều từ 100mg saw palmetto extract (trích tinh của cây dừa con) cho đến 960mg/ngày từng được dùng (cho người lớn trên 18 tuổi mà thôi).

Ví dụ: 320 milligrams of saw palmetto extract (e.g., Permixon®, Serendar, Talso®),) uống một liều/ ngày hay chia làm 2 liều (80-90% liposterolic content), đã được dùng trong 6 tháng trong một số khảo cứu. Libeprosta viên 60 mg, uống 2 viên x 2 lần /ngày.

2) Beta-sitosterol: trích từ bông (pollen) của cỏ tên là rye-grass. Có thể giúp cho các triệu chứng về tiểu tiện giảm đi, tuy nhiên chưa có bằng chứng khách quan thuyết phục.

3) Pygeum: trích từ vỏ cây táo ở Châu Phi (African plum, Prunus africanum, Pygeum africanum). Trong 18 khảo cứu, kết quả cho thấy các triệu chứng tiểu tiện (tiểu khó, đái láu..) giảm đi một nửa so với placebo (thuốc giả); lưu lượng nước tiểu tăng 25%.(1)

Viên pygeum extract, 75 mg-200 mg, uống một liều hay chia làm 2 liều/ ngày, cho người trên 18 tuổi, không quá 1 năm. (4)

Riêng về câu hỏi về tác dụng của các loại sâm (ginseng, như Alipas) trên mức testosterone trong máu, có một khảo cứu trên chuột cho thấy Panax ginseng làm mức testosterone tăng, chuột ăn nhiều hơn và thể tích tuyến tiền liệt nhỏ hơn (Fahim) (6). Có thí nghiệm trên người thì không thấy kết quả tăng testosterone (Yun, Hwan, Jun) (7). Tuy nhiên, đa số các khảo cứu đều ở những xứ sản xuất sâm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga nên nói chung đối với y giới tây phương chưa có câu trả lời rõ rệt. Cụ thể là sự gia tăng testosterone có đáng kể không, liệu với hệ thống tim mạch của người già nhiều testosterone hơn và nhiều libido hơn (ham muốn tình dục hơn) có tốt cho sức khoẻ tim mạch hay không.

Tương tự như vậy, trước đây người ta cho phụ nữ đã nghỉ kinh uống estrogen để thấy khoẻ khoắn hơn, nhưng sau đó thì thấy nhiều phản ứng phụ nguy hiểm, tỷ số ung thư gia tăng.

Có lẽ tốt hơn hết bệnh nhân nên bàn với bác sĩ riêng của mình để cân nhắc lợi hại từng hoàn cảnh.

Xin nhắc lại, các nhận xét trên đây chỉ có tính cách thông tin. Thính giả cần hội ý với bác sĩ của mình.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến

Loại trừ các trường hợp bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn tiết niệu; đang điều trị rối loạn đông máu hoặc sử dụng các thuốc chống đông máu; bệnh nhân có tình trạng bệnh lý không thể đặt được máy soi niệu quản: dị tật đường tiết niệu, hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, cột sống gù cong vẹo, các khối u trong ổ bụng chèn ép niệu quản…

Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản chiếm 20-40%. Sỏi niệu quản thường từ thận rơi xuống, ít khi sỏi được sinh ra tại chỗ do niệu quản bị chít hẹp, dị dạng.


Sỏi niệu quản gây bế tắc nhiều nhất, làm người bệnh đau đớn, nhanh chóng làm suy giảm chức năng thận, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng nề. Hiện nay việc điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, phương pháp phẫu thuật mở kinh điển giảm dần đi, thay vào đó là các biện pháp can thiệp ít xâm hại như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi ngoài da, tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc xuôi dòng và phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

Tại Bệnh viện quân y 110, tán sỏi nội soi ngượi dòng được áp dụng từ năm 2008. Đây là phương pháp ít sang chấn với những ưu điểm như: tỷ lệ sạch sỏi cao, rất ít đau sau mổ, chăm sóc hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân sớm hồi phục ra viện và hạn chế tối đa tổn thương niệu quản, nhờ đó tránh được nguy cơ sỏi tái phát. Ban đầu đơn vị thực hiện tán sỏi niệu quản đoạn xa, khi kỹ thuật thành thạo mới chỉ định với sỏi niệu quản đoạn gần và cả những trường hợp sỏi bể thận đơn giản.

Đề tài “Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng nội soi ngược dòng với nguồn tán xung hơi tại Bệnh viện quân y 110” do các bác sỹ, cộng sự: Nguyễn Hoàng Hiệp, Diêm Đăng Thanh, Nguyễn Hồng Sửu, Phạm Văn Nam, Nguyễn Hồng Việt cùng tiến hành nghiên cứu 1068 bệnh nhân sỏi niệu quản được áp dụng phương pháp này từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 8 năm 2014, sử dụng máy tán với nguồn xung hơi sỏi của hãng KarlStorz, ống soi cứng 9.5 Fr. Tuổi trung bình bệnh nhân là 42,3 tuổi, nhỏ nhất 15 tuổi, lớn nhất 78 tuổi, nam chiếm 43,7%, nữ 56,3%. Tiêu chuẩn sỏi niệu quản ở các vị trí, gồm sỏi niệu quản gần với 276 bệnh nhân, sỏi niệu quản đoạn xa 792 bệnh nhân, số lượng 1 hoặc nhiều viên sỏi, kích thước từ 5-20 mm.
Các bác sỹ tiến hành tán sỏi bằng kỹ thuật gây tê tủy sống, bệnh nhân được đặt nằm ở tư thế sản khoa, thực hiện lần lượt qua 4 bước: Soi kiểm tra bàng quang, xác định 2 lỗ niệu quản, xác định đường đi và vị trí sỏi trên phim chụp X quang; Luồn dây dẫn vào đường niệu quản; Đặt máy soi niệu quản, tiếp cận sỏi; Tán sỏi với nguồn tán xung hơi, những trường hợp sỏi dễ di chuyển sẽ cố định sỏi bằng rọ Dormia trước khi tán sỏi. Lấy những mảnh sỏi vỡ, đưa ống soi vượt qua sỏi để kiểm tra. Đặt dây dẫn đường lên bể thận, đặt sonde double J.

Trong quá trình tán sỏi, một số trường hợp có tổn thương thành niệu quản với mức độ khác nhau, tổn thương nhẹ như rách niêm mạc nông, tổn thương nặng là thủng niệu quản (các trường hợp này chỉ cần xử lý đặt double J mà không cần phẫu thuật. Kinh nghiệm cho thấy tất cả tất cả những trường hợp tổn thương niệu quản trong khi tán và lấy sỏi đều do sỏi to, rắn, sỏi khảm chặt vào niêm mạc niệu quản làm cho thời gian tán sỏi kéo dài, đầu que tán làm tổn thương niệu quản, hoặc khi rọ sỏi kéo ra ngoài làm chầy xước niêm mạc.

Tổng hợp kết quả cho thấy, trong số 1068 bệnh nhân được điều trị, có 12 trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công, sỏi đọng thành chuỗi ở niệu quản, trong đó niệu quản gần 8 bệnh nhân, niệu quản xa 4 người; 28 bệnh nhân được mổ mở sỏi niệu quản cùng bên, hiện tại sỏi tái phát.

Nhờ những tiến bộ của kỹ thuật và các dụng cụ tán sỏi, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng có những bước tiến bộ quan trọng và ngày càng được chỉ định rộng rãi để điều trị sỏi niệu quản. Qua nghiên cứu 1068 bệnh nhân được tán sỏi nội soi ngược dòng với nguồn tán xung hơi tại Bệnh viện quân y 110, với ống soi cứng 9,5Fr cho kết quả sạch sỏi cao 93,9%. Thời gian phẫu thuật trung bình với niệu quản đoạn gần là 55,2 phút, với niệu quản xa 52,5 phút, tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp và thời gian nằm viện ngắn, trung bình sau mổ từ 2-3 ngày.

người hút thuốc thì sẽ càng có nguy cơ cao bị ung thư miệng

Bị phì đại tuyến tiền liệt thường gây ra các triệu chứng trên, cũng có thể là ung thư tuyến tiền liệt. Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân, có thể bạn sẽ được kiểm tra máu (kiểm tra PSA).


Một trong những cách tốt nhất để chiến đấu với bệnh tật là phát hiện sớm, khi nó vẫn chưa trầm trọng. Nhưng chẳng may, những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư lại đôi khi rất bình thường. Hãy xem qua 15 dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, tất cả chúng điều rất đáng để lưu tâm.



1. Rắc rối khi tiểu tiện

Nhiều đàn ông gặp những vấn đề liên quan đến tiểu tiện như:

- Nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm.

- Nhỏ giọt, rỉ nước hoặc muốn tiểu gấp.

- Khó tiểu hoặc tiểu yếu.






2. Tinh hoàn thay đổi


“Nếu bạn thấy có một khối u, cảm giác nặng nề hay bất kì điều gì bất thường ở tinh hoàn, đừng bỏ qua nó”, bác sĩ Herbert Lepor, trưởng khoa tiết niệu trung tâm y tế Langone thuộc đại học New York cho biết: “không giống như ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt – phát triển chậm – ung thư tinh hoàn có thể chỉ xuất hiện sau 1 đêm”.



3. Phân hoặc nước tiểu có lẫn máu

Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang, thận hay ruột. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kì sự chảy máu nào không bình thường, thậm chí không cần đến các triệu chứng khác. Dĩ nhiên bạn không mong muốn nó liên quan đến ung thư mà có thể chỉ là bệnh trĩ hay nhiễm trùng tiết niệu, nhưng nó vẫn rất quan trọng để kiểm tra và điều trị vấn đề đó.





4. Vấn đề về da

Khi bạn nhận thấy sự thay đổi kích thước, hình dáng hoặc màu sắc của các nốt ruồi hay những vị trí khác trên da, hãy gặp bác sĩ ngay, đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Bạn sẽ được kiểm tra hoặc có sẽ lấy sinh thiết (bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô nhỏ để thí nghiệm). Nếu nó là bệnh ung thư da thì chắc chắn bạn sẽ không muốn phải chờ đợi đâu.





5. Thay đổi của hạch bạch huyết.

Sưng hạch bạch huyết, tuyến có hình dạng nhỏ như hạt đậu trong cổ, nách hay những vị trí khác, thường là dấu hiệu một điều gì đó đang xảy ra trong cơ thể của bạn. Nó có thể do hệ miễn dịch đang chống lại bệnh viêm họng hay cảm cúm, nhưng ung thư cũng sẽ gây ra những thay đổi này. Hãy đến bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu sưng phồng nào kéo dài 2-4 tuần.





6. Khó khăn khi nuốt

Một vài người gặp vấn đề khó nuốt trong thời gian dài và nếu như nó kèm theo tình trạng tụt cân, nôn mửa, thì có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng hay ung thư dạ dày. Đầu tiên là kiểm tra vòm họng và chụp X quang. Trong quá trình chụp, bạn sẽ được uống một dung dịch để dạ dày của bạn hiện rõ trên màn hình X quang.





7. Ợ nóng

Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách thay đổi khẩu phần ăn, những thức uống quen thuộc và giảm stress. Nếu nó không hiệu quả, hãy nhờ đến bác sĩ. Nếu ợ nóng vẫn tiếp tục thì đó có thể là biểu hiện của ung thư dạ dày hoặc ung thư vòm họng.





8. Vấn đề về miệng

Nếu bạn là người hút thuốc thì sẽ càng có nguy cơ cao bị ung thư miệng. Hãy theo dõi những mảng trắng hoặc đỏ trong miệng hoặc trên môi bạn. Hãy gặp bác sĩ hay nha sĩ để kiểm tra và điều trị.





9. Xuống cân

Nếu bạn mất hơn 5kg hoặc hơn mà không phải do ăn kiêng hay tập thể dục thì có thể bạn đang bị stress hoặc gặp vấn đề về tuyến giáp. Mặc dù hầu hết việc xuống cân không chủ đích không phải là ung thư nhưng cũng có thể là một dấu hiệu của ung thu tuyến tụy, dạ dày hoặc ung thư phổi.





10. Sốt

Sốt thường không phải là điều tồi tệ, nó có nghĩa là cơ thể của bạn đang chống lại sự nhiễm trùng. Nhưng nếu nó kéo dài và không rõ nguyên nhân thì đó là dấu hiệu của bệnh bạch cầu hoặc ung thư máu.





11. Thay đổi ở ngực

Mặc dù chỉ 1% ung thư vú xuất hiện ở nam, nhưng do không hay chú ý đến các khối u trên ngực, nên chúng thường được phát hiện trễ. Nếu thấy có bất kì khối u nào trên ngực hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.





12. Mệt mỏi

Nhiều loại ung thư gây đau nhứt kéo dài dù cho bạn nghỉ ngơi bao lâu. Nó khác với mệt mỏi sau khi làm việc một ngày dài hoặc do hoạt động nặng. Nếu những cơn đau nhứt ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn, hãy gặp bác sĩ.





13. Ho

Trong những người không hút thuốc, ho kéo dài thường không phải là ung thư, hầu như sẽ tự khỏi sau 3-4 tuần. Nếu không khỏi và kèm theo triệu chứng hơi thở ngắn và ho ra máu, thì có thể bạn đang đối mặt với ung thư phổi, đặc biệt với người hút thuốc. Bác sĩ sẽ lấy dịch nhầy từ phổi để kiểm tra hoặc chụp X quang.





14. Đau nhức

Ung thư hầu hết không gây ra các cơn đau nhứt, nhưng nếu bạn đã bị hơn 1 tháng và vẫn đang chịu đựng nó, thì điều đó thật sự đáng lo lắng. Đau mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều loại ung thư, đặc biệt là khi chúng ngày càng lan rộng hơn.






15. Đau bụng và suy nhược



Điều này hiếm nhưng suy nhược kèm theo đau dạ dày thường là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.

viêm xoang, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát

Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này nên không được điều trị thích đáng.

Đau đầu có thể do tăng áp lực nội sọ (u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não) hay nguyên nhân tại chỗ (viêm xoang, răng hàm mặt, mắt...).

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc. Ngày nay, cuộc sống luôn tất bật, công việc căng thẳng, xung đột gia đình… cũng gây nên đau đầu, do stress.

Triệu chứng

Dấu hiệu đau đầu, có nhiều mức độ đau đầu từ nhẹ đến nặng. Đau một bên hay đau cả đầu hoặc đau theo từng vùng khu trú như vùng gáy (vùng chẩm, vùng trước trán hoặc vùng thái dương, đau ở ngay phía trên hai mắt, hai tai, đau ở vùng trên của cổ...). Ví dụ như: đau đầu do căng thẳng sẽ còn kèm theo các biểu hiện như khó ngủ, đau đầu tăng lên khi có ánh sáng chiếu vào mặt hay có tiếng động ồn ào. Nếu đau đầu do viêm màng não, máu tụ trong não cấp tính thì có thể kèm theo bất thường về nhiệt độ cơ thể, mạch đập… Để biết cụ thể nguyên nhân gây đau đầu cần được bác sĩ thăm khám trực tiếp, từ đó sẽ có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh nơi ồn ào vì có thể làm đau đầu nặng hơn.

Stress là nguyên nhân thường gặp gây đau đầu

Đau đầu hay còn gọi nhức đầu là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu có thể do tăng áp lực nội sọ (u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não) hay nguyên nhân tại chỗ (viêm xoang, răng hàm mặt, mắt...).

Có khi đau đầu lại có dấu hiệu báo trước. Khoảng 40 - 60% số bệnh nhân có các triệu chứng báo trước, có thể là ngủ gà ngủ gật hay ngáp, mệt mỏi ức chế, hoặc ngược lại trạng thái thần kinh bị kích thích phấn chấn quá mức, thèm đồ ngọt hay đồ mặn. Thường thì bệnh nhân và thân nhân của họ cũng ghi nhận được các triệu chứng này và đoán trước được cơn đau sẽ xảy ra.

Khoảng 20% bệnh nhân lại có những cơn tiền triệu thoáng qua, để khởi đầu cho cơn đau đầu liền sau đó, đôi khi các triệu chứng này lại xảy ra trong khi bệnh nhân đang đau đầu. Thường gặp là chói mắt, hoa mắt, đom đóm mắt, có những khoảng đen che mắt (được gọi là điểm mù). Một số bệnh nhân lớn tuổi có thể không đau đầu mà chỉ có những triệu chứng như trên.

Các loại đau đầu thường gặp

Thông thường đau đầu được chia ra làm hai loại: đau đầu nguyên phát là đau nhưng không kèm các triệu chứng quan trọng của một chứng bệnh gì liên quan; đau đầu thứ phát: đau đầu là triệu chứng của một bệnh nào đó, đau do một bệnh cụ thể gây ra.

Đau đầu nguyên phát bao gồm:

Đau đầu do căng thẳng: loại thường gặp nhất, khoảng 90% số người trưởng thành có loại nhức đầu này, nhất là ở phụ nữ.

Cơn đau nửa đầu migraine: thường gặp thứ hai sau đau đầu do căng thẳng. Khoảng 28 triệu người Mỹ (tức khoảng 12% dân số) đã từng trải qua những cơn đau đầu như thế này, ở cả hai đối tượng là người lớn lẫn trẻ em. Trước tuổi dậy thì, tỉ lệ nam và nữ bị chứng đau đầu này như nhau, nhưng qua giai đoạn này thì ưu thế nghiêng về nữ nhiều hơn (ở nam giới là 6%, nữ giới 18%). Chứng đau nửa đầu nguyên nhân thường liên quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau xuất hiện, động mạch thái dương thường giãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương). Khi động mạch này giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm dãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm.


Đau đầu từng đợt (đau đầu histamine, đau đầu Horton): một chứng đau đầu nguyên phát ít gặp nhất, chiếm khoảng 0,1% dân số. Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (chiếm 85%). Tuổi trung bình bị bệnh 28 - 30 tuổi, bất kể bệnh có thể xuất hiện từ khi tuổi còn nhỏ.

Đau đầu thứ phát:

Có rất nhiều nguyên nhân, từ nặng như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn): đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân: giảm hoạt động của tuyến giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn giáp như bình thường; ngộ độc carbon monoxide (CO) thường xuyên. Bệnh Parkinson; do thuốc như: indomethacin, estrogen, progestin, thuốc ức chế kênh calcium (thường dùng điều trị tăng huyết áp), các thuốc ức chế việc tái hấp thu seretonin chọn lọc (thuốc điều trị trầm cảm). Lạm dụng thuốc giảm đau cụ thể dùng quá liều thuốc giảm đau có thể tạo nên tình trạng “kháng thuốc”, mất tác dụng của thuốc, cơn đau đầu không khống chế được nữa. Thiếu máu cơ tim (thường do bệnh lý mạch vành): thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây đau đầu. Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát còn có ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến như từ vú, từ phổi; máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ) sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ.

Loại này bao gồm như viêm xoang, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát. 

Cơn tăng huyết áp ác tính cũng gây đau đầu (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau đầu). Viêm động mạch thái dương thường xảy ra nguyên phát ở bệnh nhân cao tuổi, có thể kèm theo mệt mỏi, đau nhức người, thiếu máu. Nếu không được điều trị đặc hiệu, viêm động mạch thái dương có thể làm bệnh nhân mù hay đột quỵ. Đau đầu do tăng nhãn áp (tăng áp suất cao bất thường trong mắt)…

Khi có các cơn đa đầu bất thường, cần phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, không nên chủ quan chỉ uống vài viên thuốc giảm đau rồi thôi.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Thông qua quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt

Bởi vậy, ngay từ khi khối u xơ còn nhỏ chưa cần điều trị, người bệnh cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng bệnh và có chế độ chăm sóc, dự phòng hợp lý để hạn chế những triệu chứng và biến chứng mà u xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra.

Thông qua quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt chúng tôi khuyên bạn nên:

Ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, do sự phì đại của tuyến tiền liệt gây cản trở dòng nước tiểu dẫn tới các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu khó, tiểu cấp, tiểu nhiều lần đặc biệt là vào ban đêm, tiểu ngập ngừng, tia nước tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết; trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới bí tiểu mãn tính, là nguyên nhân gây viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thậm chí là suy thận.

U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, bệnh được xác định là lành tính. 

Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm để u phát triển lớn sẽ gây nên những trở ngại không ít cho bệnh nhân trong sinh hoạt, công việc và đời sống hàng ngày.

Trong điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt thì công tác chăm sóc bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt cũng có một số lưu ý mà các bác sĩ chuyên khoa tuyến tiền liệt của phòng khám đa khoa Thiên Hòa đã rút ra từ kinh nghiệm điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên bổ sung để chăm sóc người bệnh hay chính bản thân mình một cách tốt nhất.



Những lưu ý trong chăm sóc người bệnh u xơ tuyến tiền liệt




1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây (cà chua, các thực phẩm giàu vitamin E, rau cải), hạn chế sử dụng các gia vị cay nóng, hạn chế rượu bia, cafe và các chất kích thích. Uống nhiều nước vào buổi sáng và buổi trưa, hạn chế uống nước vào chiều tối để tránh tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ.

2. Làm việc – học tập – nghỉ ngơi hợp lý: Thời gian cho công việc, học tập và thời gian nghỉ ngơi giải trí cần được sắp xếp hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được nâng cao.

3. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (chọn lựa nhưng môn thể thao phù hợp với sức khỏe), bơi lội, đi bộ hoặc chạy bộ chậm đều rất tốt. Điều này tạo nên sự dẻo dai bền bỉ cho cơ thể.