Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

U xơ tiền liệt tuyến điều trị sớm giảm biến chứng suy thận

Có tới 80% đàn ông trên 70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến và hơn trong số này có rối loạn tiểu tiện cần phải điều trị. U xơ tiền liệt tuyến càng được điều trị sớm thì càng giảm nguy cơ bị biến chứng suy thận.

Điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Đàn ông từ 50 tuổi trở lên, khi có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như trên nên đến viện để được thầy thuốc khám phát hiện mức độ bệnh. Khi hiểu rõ tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sớm nhất, tránh nguy cơ biến chứng gây suy thận.

U xơ tiền liệt tuyến được chia làm 3 mức độ:

- Mức độ biểu hiện lâm sàng nhẹ, bao gồm các dấu hiệu lâm sàng không thường xuyên, mới bị lần đầu, có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc Xatral, Tadinan… hoặc hoàng cung trinh nữ (thuốc đông y).

- Ở mức độ vừa, các biểu hiện lâm sàng thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ, sức khoẻ do phải thức dậy đi tiểu đêm cần được xét đến khả năng điều trị phẫu thuật.

- Mức độ nặng: Có đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng như trên nhưng không có thay đổi triệu chứng khi điều trị bằng thuốc chữa tiền liệt tuyến, dấu hiệu bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí có bệnh nhân đã bị ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận gây suy thận.

Những bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng ở mức độ vừa và nặng có thể được phẫu thuật mổ bóc u xơ tiền liệt tuyến và mổ nội soi tiền liệt tuyến. Sau phẫu thuật, tình trạng rối loạn tiểu tiện của người bệnh sẽ được khắc phục.
 
Dấu hiệu nhận biết u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là u phì đại tuyến tiền liệt là một u lành tính. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên và ít gặp ở đàn ông dưới 50 tuổi.

Trên thực tế, không rõ có mối liên quan giữa rối loạn tiểu tiện với kích thước của tiền liệt tuyến. Có người bệnh u nhỏ dưới 30gram nhưng lại có những rối loạn tiểu tiện rất nặng, ngược lại, có người bệnh u trên 100gram mà không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện ở mức độ vừa phải.

Khối u tiền liệt tuyến phì đại chèn ép vào niệu đạo gây nên những rối loạn tiểu tiện, biểu hiện đặc trưng như sau:

Nếu u xơ tiền liệt tuyến chèn ép vào đường tiểu thì có biểu hiện tắc nghẽn: bí đái, đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu hoặc đái bị tắc xong lại đái tiếp, đái nhỏ giọt (đái xong vẫn bị nhỏ giọt), đi tiểu rất lâu…

Hội chứng kích thích: người bị u xơ tiền liệt tuyến thường đái gấp, tuy không căng quá nhưng rất mót đái, dễ bị tiểu rắt, có nhu cầu đi tiểu đêm nhiều lần, nhưng tiểu buốt
 

U xơ tiền liệt tuyến ở nam giới từ tuổi trung niên đến tuổi già

U xơ tiền liệt tuyến thường được các bác sĩ niệu khoa viết tắt trong chẩn đoán là BPH, còn được gọi với tên khác như: phì đại TTL hay bướu lành TT. Đây là tình trạng có sự tăng kích thước của TTL ở nam giới từ tuổi trung niên đến tuổi già.

Tuyến tiền liệt là gì?

Ở điều kiện sinh lý bình thường, TTL được hình thành chỉ có ở nam giới từ tuần lễ thứ 12 của thai kỳ và phát triển theo quá trình biệt hóa đến khi trẻ ra đời. Đến tuổi dậy thì, TTL tiếp tục phát triển và hoạt động như một tuyến sinh dục phụ, có trọng lượng khoảng 20g. TTL cùng với mào tinh hoàn, bóng tinh, túi tinh tiết ra huyết tương – tinh dịch để nuôi dưỡng và kích thích sự di chuyển của tinh trùng. Cho đến tuổi từ 45 trở đi thì TTL ngừng phát triển và có hướng tăng sản theo dạng bệnh lý để hình thành gọi bướu lành TTL. Bệnh phát triển thường từ tuổi 50 trở đi, càng lớn tuổi thì xuất độ càng cao.

Về phương diện giải phẫu, TTL là một tổ chức bao quanh niệu đạo, có trọng lượng khoảng 15 – 20g, nằm ngay sát cổ bàng quang, phía sau xương mu và trước trực tràng, chia thành 2 hoặc 3 thùy, bọc xung quanh một phần niệu đạo, là đoạn dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài khi đi tiểu, đoạn niệu đạo này còn được gọi là niệu đạo TTL. Khi bướu lành TTL phát triển, gây chèn ép đoạn niệu đạo này từ đó gây cản trở khi đi tiểu, từ tiểu buốt, lắc nhắc nhiều lần, có khi tiểu rắt.

Nguyên nhân và biểu hiện

Hiện tại vẫn chưa biết rõ nguyên nhân, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố nội tiết tố sinh dục nam.

Về triệu chứng, điển hình cho khởi đầu của bệnh là tình trạng rối loạn về tần suất đi tiểu. Người bệnh thường đi tiểu lắc nhắc, tiểu đêm nhiều lần, có cảm giác tiểu không hết nước tiểu, nhất là về đêm. Nặng hơn nữa là tình trạng tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần với số lần nhiều hơn, khiến người bệnh mất ngủ. Nặng hơn nữa có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí suy thận, hoặc bí tiểu cấp tính.

Chẩn đoán u xơ TTL

Về phát hiện bệnh, hiện tại có nhiều phương pháp, trong đó siêu âm là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Siêu âm TTL là kỹ thuật dùng sóng âm thanh có tần số cao đưa vào trong cơ thể rồi ghi nhận và phân tích sóng dội ngược về để tạo nên hình ảnh ở màn hình máy siêu âm. Đây là một phương tiện khám an toàn, nhanh chóng, đơn giản, là thủ thuật không xâm lấn vào TTL, không đau, rẻ tiền, không gây độc hại. Nếu siêu âm qua đường bên ngoài da vùng bụng, thì người bệnh chỉ cần nhịn đi tiểu để cho bàng quang căng to đẩy TTL lên sẽ cho hình ảnh rõ và chính xác hơn, hoặc có thể siêu âm đầu dò qua ngã trực tràng. Siêu âm không những đánh giá về mặt hình thể mà còn giúp đánh giá được khối lượng của TTL, kích thước, tính chất như của khối u đồng nhất hay không đồng nhất, đo được lượng nước tiểu tồn lưu trong bàng quang. Tuy nhiên, siêu âm chỉ là cảm nhận có tính chất chủ quan của bác sĩ, nên kết quả còn phụ thuộc vào chất lượng của máy và kinh nghiệm của bác sĩ. Vì vậy, nên phối hợp thăm khám TTL qua đường hậu môn – trực tràng, khi cần thiết có thể áp dụng một số kỹ thuật khác như chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Nên làm gì với chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt ở người cao tuổi (NCT) là hiện tượng thường gặp, có thể do chức năng sinh lý suy giảm, nhưng cũng có thể do bệnh lý.

U xơ tiền liệt tuyến cũng có thể gây nên tiểu rắt, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang. Hiện tượng đái són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu vì chức năng lọc của 2 quả thận luôn luôn hoạt động không bao giờ ngừng cả ngày lẫn đêm, vì vậy nước tiểu cũng được hình thành liên tục và như vậy bàng quang càng chóng đầy, hiện tượng bàng quang bị kích thích gây đi tiểu lại tiếp tục càng làm cho người bệnh không ngủ yên được.

Nên làm gì?

Với những người cao tuổi không mắc một số bệnh như: đái tháo đường, viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo nhạt… nên hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối và sau bữa cơm tối đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải… hạn chế uống nước, bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh. Những bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. Bởi vì, nếu bị U xơ tiền liệt tuyến gây khó tiểu lâu ngày cũng rất dễ gây viêm đường tiết niệu hoặc bị sỏi đường tiết niệu không xử trí sớm cũng có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu chưa nói đến hậu quả nặng nề của sỏi tiết niệu là làm hỏng thận gây suy thận…

NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ buổi tối để làm cho giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Dấu hiệu mắc phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là tuyến nội tiết sinh dục nam giới, nằm dưới đáy bàng quang và sau niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là tiết ra 1 chất dịch, hoà lẫn với tinh dịch tạo thành một phần của tinh dịch. Chất dịch này bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi hơn và tạo điều kiện cho sự thụ thai trở nên dễ dàng. 

Dấu hiệu mắc phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bị phì đại.

Tiểu tiện khó: Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt.

Tiểu rắt: Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.

Tiểu ngắt quãng: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.

Đi tiểu nhiều lần: Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

Mặc dù, phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Hành hoa trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến và bệnh tiểu đường

Hành là món gia vị ưa thích của nhiều người. Thành phần dinh dưỡng không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến hành được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực mà là khả năng chữa bệnh của hành.

Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí… điều hòa kinh mạch và tạng phủ.

Ứng dụng chữa bệnh:

- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

- Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần. 

- Chữa cảm mạo phong hàn: Hành hoa 10g, lá tía tô 10g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

- Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

- Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g sắc uống.

- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 – 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.

- Chữa chín mé: Củ hành nướng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.

Thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể… (Ảnh minh hoạ)

- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

- Chữa giun chui ống mật: Hành 80g, giã vắt lấy nước, trộn với 40ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.

- Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 – 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đô vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 – 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

- Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 5 – 7g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.

- Chữa bí đái, bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).

- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

- Chữa viêm đa khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

- Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.

Dấu hiệu nhận biết phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt, còn gọi là u xơ tiền liệt tuyến, thường gặp nhất ở nam giới trung niên, có thể phát triển to và chèn ép vào niệu đạo và gây ra nhiều vấn đề tiết niệu như khó đái lúc đầu, hay đi đái cả đêm lẫn ngày, dòng nước tiểu yếu, đôi khi dừng giữa chừng và nhỏ giọt.

Nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt, do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam; do lối sống như: uống ít nước, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều chất kích thích (thuốc lá, cà phê…). Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị phì đại tuyến tiền liệt…có nguy cơ dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Điều đáng nói, khi bị phì đại tuyến tiền liệt nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu. Sau đây là những dấu hiệu của bệnh:

Tiểu Rắt, tiểu buốt: Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc tiểu rắt.

Tiểu són: Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.

Tiểu ngắt quãng: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.

Đi tiểu nhiều lần:
Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

Mặc dù, phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Biểu hiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới, tuy nhiên rất ít người chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu.

Tiểu tiện khó

Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc tiểu rắt.

Số lần đi tiểu tăng lên

Là hiện tượng số lần đi tiểu tăng lên quá 3 - 4 lần vào ban ngày, tiểu đêm tăng 1-2 lần; khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Tiểu ngắt quãng

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng.

Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.

Nếu như tiểu tắc nghẽn kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa và các biểu hiện nhiễm độc đường tiết niệu. 

Đái són

Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nghiêm trọng hơn là ban ngày cũng xuất hiện hiện tượng như vậy.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Điều trị chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên nhân của chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt phần lớn là do trục trặc của tuyến tiền liệt, tuy không đến mức nguy hiểm song nếu không điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống: giấc ngủ, sức khỏe, công việc…

Bình thường, chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Khi mắc bệnh, người bệnh đi tiểu hơn 8 lần/ngày đêm và ít nhất 2 lần/đêm, có thể vừa tiểu xong lại thấy buồn tiểu ngay, với những bệnh nhân trung tuổi có thể phải đi tiểu có khi tới 10-20 lần.

Tiểu dắt thường kèm theo tiểu buốt. Tính chất khẩn cấp của cảm giác buồn tiểu rất khó trì hoãn lại hay xảy ra và có tính đột ngột nên người bệnh khó kìm giữ được, dẫn đến tiểu són. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội và phải tiểu nhiều lần. Theo các bác sỹ chuyên khoa, phần lớn các bệnh nhân tiểu buốt, tiểu dắt là do tuyến tiền liệt bị phì đại: khi tuyến tiền liệt to hơn mức bình thường sẽ gây áp lực cho đường niệu đạo, ống dẫn từ bàng quang, gây ra các triệu chứng như khó tiểu, dòng chảy nhỏ, đi tiểu thường xuyên và có thể cả són tiểu - bất kể ngày hay đêm. Nhiều bệnh nhân khi mắc chứng bệnh này thường ngại khám chuyên khoa và âm thầm chịu đựng, vì thế bệnh ngày càng nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe.

Việc phòng và chữa chứng tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm là không khó. Hiện nay, nhiều bệnh nhân đã tìm mua sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược để sử dụng. PhytoProst được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược bằng công nghệ tiên tiến của PhytoSanté nên đảm bảo sự ổn định và phát huy tối đa tác dụng của các thành phần hoạt chất.

PhytoProst giúp cải thiện rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến theo các cơ chế sau:

- Làm giảm sự phì đại của tuyến tiền liệt, là nguyên nhân chủ yếu gây bí tiểu tiện ở người UXTLT: Radix Rehmanniae Ext (Chiết xuất Sinh địa), Resina myrrhae Ext (Chiết xuất một dược), Rhizoma cimicifugae Ext (Chiết xuất Thăng ma): Có tác dụng chống viêm, giảm sự phì đại của TLT. Các nghiên cứu chi ra rằng, Radix Rehmanniae Ext có tác dụng chống viêm kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận.

- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Nhiễm khuẩn và nấm là tình trạng thường thấy ở người UXTLT, gây nên hội chứng kích thích trên bệnh nhân. Các thành phần như: Sclerotium Poriae Cocos Ext (Chiết xuất Phục linh), Flos Lonicerae Ext (Chiết xuất Kim ngân hoa), Resina myrrhae Ext (Chiết xuất một dược) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm do ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

- Tác dụng lợi tiểu, làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giảm tình trạng nhiễm độc do bài tiết nước tiểu kém. Các thành phần có tác dụng trên là: Polyporus Ext (Chiết xuất Trư linh), Sclerotium Poriae Cocos Ext (Chiết xuất Phục linh), Rhizoma Alismatis Ext (Chiết xuất Trạch tả), Folium Bambasae Ext (Chiết xuất Trúc diệp) .

* Theo Y học phương Đông:

PHYTOPROST có tác dụng nâng cao và điều hòa hoạt động các tạng chức năng là Thận, Phế, Tỳ. Đó được coi như tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở đàn ông trung và cao niên (Chứng Long bế).

PhytoProst có những tác dụng gì tới u xơ tiền liệt tuyến ?

- Làm giảm số lần đi tiểu.

- Cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

- Làm tia nước tiểu mạn hơn.

- Đi tiểu dễ hơn.

- Làm giảm phì đại và ngăn ngừa UXTLT

- Cải thiện giấc ngủ, cải thiện thể trạng cho bệnh nhân.

Các giai đoạn của bệnh u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến hay còn gọi là u phì đại tuyến tiền liệt, thường xuất hiện xuất hiện ở nam giới khi tuổi bắt đầu cao. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng làm tắc đường tiết niệu. Việc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa thường đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ những nghiên cứu về sinh hóa và dược lý nên đã hình thành một xu hướng điều trị nội khoa, không dùng phẫu thuật để điều trị những biến chứng thông thường ở bệnh này.

Tùy theo phát triển của u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt)và thích ứng của cơ thể bệnh nhân triệu chứng bệnh có thể chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Là giai đoạn cơ năng chưa có tổn thương, thực thể bệnh nhân đi tiểu buốt với các biểu hiện như nước tiểu rắt, dòng nước tiểu nhỏ và yếu, ngắt quãng, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo dài. Đồng thời do sự kích thích của cơ bàng quang phì đại, bệnh nhân có chứng đi tiểu vội, buồn đi tiểu là phải đi ngay, đi nhiều lần trong ngày và đêm, đặc biệt về gần sáng

- Giai đoạn 2: Là giai đoạn đã có tổn thương thực thể tức là bàng quang giãn là có tồn đọng nước tiểu trên 100ml. Ở giai đoạn này, bệnh nhân đi tiểu khó, nhiều lần với mức độ tăng lên, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đi tiểu xong bệnh nhân vẫn còn cảm giác đi chưa hết và một lúc sau lại phải đi nữa. Những hiện tượng này làm bệnh nhân lo lắng, đặc biệt sự ứ đọng nước tiểu thường kèm theo những dấu hiệu nhiễm khuẩn với các biểu hiện đi tiểu buốt, nước tiểu đục.

- Giai đoạn 3: Là giai đoạn có tổn thương thực thể nặng, ảnh hưởng đến chức năng thận và sự thích ứng của cơ thể đã giảm sút. Đây là giai đoạn không bù trừ, lúc này cơ thanhg bàng quang mỏng, mấtương lực, ứ đọng nước tiểu tăng, kèm theo nhiễm khuẩn. Các triệu chứng đi tiểu khótăng đến mức bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần, có khi dẫn đến tình trạng nghịch lí là đái rỉ liên tục do nước tiểu tràn đầy bàng quang giãn căng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng toàn xuất hiện rầm rộ như thiếu máu, buồn nôn, ăn kém, buồn ngủ, mẹt mỏi, phù, tăng huyết áp. Đó là những biểu hiện suy thận do tắc đường tiết niệu. Trong thực tế quá trình diễn biến theo 3 giai đoạn trên không phải lúc nào cũng xuất hiện. Sự tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là sự tăng trưởng của u xơ, sự thích ứng của cơ thể và cách sinh hoạt của từng người. Mặt khác trong bất cứ giai đoạn nào bí đai hoàn toàn cũng có thẻ xảy ra và đặt bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu.

Những triệu chứng thường gặp là bí đái hoàn toàn, làm bệnh nhân đau quặn dữ dội vùng bụng dưới bí đái không hoàn toàn, bệnh nhân đái được nhưng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang trên 100ml, túi thừa bàng quang, đái ra máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận do viêm bể thận.

Do nguyên nhân gây bệnh chứa được xác định rõ nên việc phòng bệnh thiên về ngăn nừa các biến chứng và phát triển giai đoạn tiến triển của bệnh để đề ra phương pháp điều trị thích hợp. Cần ăn uống điều độ, tránh uống rượu, có chế độ sinh hoạt, lao động, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh ngồi, nằm lâu một chỗ gây tích tụ máu ở vùng khung chậu, luyện tập và vận động các cơ có chức năng điều hòa khi đi tiểu và đại tiện như bơ thành bụng, cơ hoành và các cơ vùng tầng sinh môn. Tránh viêm nhiễm và ứ đọng nước tiểu lâu vì viêm nhiễm làm tăng nguy cơ tắc đường tiểu tiện gây bí tiểu tiện. Chú ý điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh về tiêu hóa.

Khi cần tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh u xơ tiền liệt tuyến vui lòng liên hệ đến số điện thoại 043.9393.620 để nghe các bác sĩ tư vấn chi tiết.