Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Hậu quả khi mắc u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến sẽ gây nên những hậu quả gì?

- Trước hết nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh (đây chính là lý do chủ yếu để bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc).

- Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài - bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính.

- Chuyển thành ung thư TTL, nếu ung thư TTL được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám, kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.

Điều trị và theo dõi u xơ tiền liệt tuyến như thế nào?

Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ TTL đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của u xơ TTL thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không, đặc biệt cần xét nghiệm PSA để xem có bị ung thư TTL hay không mà xử trí kịp thời. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (tức là mức độ ảnh hưởng đến tiểu tiện) và khối lượng của TTL.

- Điều trị nội khoa: Với những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì trước tiên phải điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thuộc nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ trơn, TTL và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại TTL.

- Điều trị ngoại khoa: Hiện nay phổ biến nhất là áp dụng phương pháp cắt bỏ TTL bằng nội soi qua đường niệu đạo.

Ngoài ra có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác không dùng thuốc cũng được chứng minh có hiệu quả như: ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hằng ngày. Uống đủ nước, nhất là mùa hè nhưng luôn nhớ là ưu tiên uống vào ban ngày, sau 19 giờ nên hạn chế uống nước hoặc ăn các đồ ăn nhiều nước (vì nhiều người uống cả vào buổi tối gây đi tiểu nhiều cả đêm, làm mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe). 

Liệu pháp tự nhiên có thể giúp điều trị u xơ tiền liệt tuyến hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh, để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống

PhytoProst giúp cải thiện rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân UXTLT theo các cơ chế sau:

- Làm giảm sự phì đại của tuyến tiền liệt, là nguyên nhân chủ yếu gây bí tiểu tiện ở người UXTLT: Radix Rehmanniae Ext (Chiết xuất Sinh địa), Resina myrrhae Ext (Chiết xuất một dược), Rhizoma cimicifugae Ext (Chiết xuất Thăng ma): Có tác dụng chống viêm, giảm sự phì đại của TLT. Các nghiên cứu chi ra rằng, Radix Rehmanniae Ext có tác dụng chống viêm kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hoặc teo tuyến thượng thận.

- Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Nhiễm khuẩn và nấm là tình trạng thường thấy ở người UXTLT, gây nên hội chứng kích thích trên bệnh nhân. Các thành phần như: Sclerotium Poriae Cocos Ext (Chiết xuất Phục linh), Flos Lonicerae Ext (Chiết xuất Kim ngân hoa), Resina myrrhae Ext (Chiết xuất một dược) có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm do ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

- Tác dụng lợi tiểu, làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu, giảm tình trạng nhiễm độc do bài tiết nước tiểu kém. Các thành phần có tác dụng trên là: Polyporus Ext (Chiết xuất Trư linh), Sclerotium Poriae Cocos Ext (Chiết xuất Phục linh), Rhizoma Alismatis Ext (Chiết xuất Trạch tả), Folium Bambasae Ext (Chiết xuất Trúc diệp) .

* Theo Y học phương Đông:


PHYTOPROST có tác dụng nâng cao và điều hòa hoạt động các tạng chức năng là Thận, Phế, Tỳ. Đó được coi như tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở đàn ông trung và cao niên (Chứng Long bế).

PHYTOPROST có những tác dụng gì tới UXTLT ?

- Làm giảm số lần đi tiểu.

- Cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

- Làm tia nước tiểu mạn hơn.

- Đi tiểu dễ hơn.

- Làm giảm phì đại và ngăn ngừa UXTLT

- Cải thiện giấc ngủ, cải thiện thể trạng cho bệnh nhân.

Sử dụng PHYTOPROST cho những trường hợp nào ?

Nên sử dụng PhytoProst trong những trường hợp sau:

- Những người đã được chẩn đoán là u xơ tiền liệt tuyến, giai đoạn cần điều trị nội khoa.

- Nam giới ở độ tuổi trung và cao niên, có các biểu hiện rối loạn tiểu tiện như: Tiểu ngập ngừng, cảm giác tiểu không hết, tiểu đêm nhiều lần, số lượng nước tiểu mỗi lần ít, tiểu thành nhiều tia, tiểu buốt, tiểu rắt

- Những bệnh nhân UXTLT đã hoặc đang điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, cần sử dụng thêm PHYTOPROST để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.

 

Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới, sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến.

Hoa mào gà

Hoa mào gà còn có tên là kê công hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa, mồng gà hay lão lao thiểu. Theo Đông ý hoa mào gà tính mát, vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, lưỡng huyết, chỉ huyết, trừ thấp, tiêu viêm, cầm máu. Toàn bộ cây hoa mào gà đều dùng làm thuốc được.

Chữa sốt xuất huyết: 20g hoa mào gà, 15g ké đầu ngựa, 15g hoa hòe, 20g lá trắc bá, 20g lá dâu. Sao đen các vị thuốc trên rồi sắc với nước uống ngày 1 thang.

Chữa viêm đường tiết niệu (tiểu rắt, tiểu buốt): 20g hoa mào gà, 15g râu ngô, mã đề, bồ công anh, rau má mỗi vị 20g. Sắc lấy nước uống ngày một thang.

Chữa ho ra máu: 30g hoa mào gà, 30g trắc bá diệp, 30g cỏ nhọ nồi sắc uống. Hoặc 15g hoa mào gà đỏ, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, lá trắc bá mỗi vị 20g. Sao cháy lá trắc bá, lá huyết dụ rồi sắc cùng hoa mào gà và cỏ nhọ nồi uống.

Chữa rong kinh: hoa mào gà, ngải cứu mỗi vị 20g sao cháy, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa lỵ lâu ngày: hoa mào gà, cỏ seo gà, lá mơ long mỗi vị 20g sắc uống ngày 1 thang.

Chữa chảy máu cam: 20g hoa mào gà đỏ, 20g cỏ nhọ nồi, 10g hoa hòe. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiêu chảy: 10g hoa mào gà, 10g vỏ quả lựu, 8g vỏ dộp cây ổi. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa lòi dom (trĩ) chảy máu: 30g hoa mào gà trắng, 30g tong lư thán, 30g khương hoạt tán bột mịn, uống mỗi lần 6g với nước cơm.

Chữa bệnh lở loét: 3g hoa mào gà, 3g ngũ bội tử, một chút băng phiến. Tất cả tán bột trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng thương tổn.

Chữa chứng di tinh: 30g hoa mào gà trắng, 15g kim ti thảo, 15g kim anh tử. Sắc uống ngày 1 thang.
Một bát canh hoa thiên lý thơm ngọt đậm đà hay những đóa hoa mào gà đỏ rực tươi tắn lại là những vị thuốc rất hiệu nghiệm để chữa mất ngủ, bổ sung kẽm cho trẻ em đang lớn, người già yếu mệt, giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt hay chữa sốt xuất huyết, tiêu chảy…

Thiên lý

Thiên lý được trồng để lấy lá non, lấy hoa nấu canh ăn vừa mát, vừa bổ. Ngoài tác dụng làm rau ăn, thiên lý còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả tốt. Ngoài chất xơ, chất đạm, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, tiền vitamin A (caroten), photpho, sắt, đặc biệt còn có kẽm với hàm lượng khá cao rất tốt cho trẻ em đang lớn, người già yếu mệt và giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Canh hoa thiên lý có tác dụng bổ dưỡng, an thần, bớt mệt mỏi, ngủ ngon giấc, chữa được chứng sốt nhẹ, lao lực, nóng trong người.

Chữa chứng mất ngủ: Lấy 30g hoa thiên lý, 10g hoa nhài, 15g tâm sen. Các vị trên sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Dùng từ 3 – 5 ngày.

Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g, lá đinh lăng, rau má mỗi vị 8g, ngải cứu 12g rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa chứng đau người, nhức xương: Hoa thiên lý xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng ăn hằng ngày.

Phòng rôm sảy mùa hè: Trẻ lớn và người lớn ăn canh hoa thiên lý, lá thiên lý non còn trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, cháo cho trẻ rất tốt, rất mát.

Trị giun kim: Dùng 40g hoa thiên lý nấu canh ăn liên tục 7 – 10 ngày cho kết quả rất tốt (theo kinh nghiệm dân gian)

Trị chứng sa dạ con ở phụ nữ (độ 1 – 2) và chứng trĩ ngoại: Lấy 100g lá thiên lý, 5g muối ăn. Lá thiên lý tươi non và bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ, thêm muối bọc trong miếng gạc sạch đắp vào búi trĩ hay dạ con bị sa (đã được rửa sạch bằng nước thuốc tím)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Xoa bóp phòng và điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt lành tính (Prostatic hypertrophy, PH) hay còn gọi là tiền liệt tuyến tăng sinh là một bệnh thường gặp ở nam giới khi tuổi bắt đầu cao và đang có xu hướng gia tăng. Trên lâm sàng, bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ… với mức độ ngày càng nặng dần theo thời gian và cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận nếu như không được điều trị kịp thời, hợp lý và hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, bệnh này thuộc phạm vi các chứng như Long bế, Lâm chứng, Tinh long… với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do rối loạn công năng một số tạng phủ như phế, tỳ, can, thận dẫn đến hậu quả bàng quang không được khí hóa đầy đủ mà phát sinh thành bệnh. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc uống trong hoặc ngâm ngoài, cổ nhân còn chú ý sử dụng các biện pháp không dùng thuốc, trong đó có vấn đề tự lựa chọn và day bấm một số huyệt vị châm cứu nhằm dự phòng tích cực và hỗ trợ điều trị. 

Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình cụ thể để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi mắc phì đại tuyến tiền liệt.

1. Day bấm huyệt Quan nguyên

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Quan nguyên trong 2 phút. Vị trí huyệt Quan nguyên: Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể. “Quan” có nghĩa là cái chốt đóng cửa, ý muốn nói là chỗ hiểm yếu; “Nguyên” có nghĩa là mới đầu, to lớn. Vì huyệt vị này là nơi chứa đựng nguyên khí, là nguồn năng lượng rất lớn cần cho sự sống nên được gọi là Quan nguyên. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.
 
2. Day bấm huyệt Lợi niệu

Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day bấm huyệt Lợi niệu trong 2 phút. Vị trí huyệt: Ở dưới rốn 2,5 tấc hay chính là trung điểm của đường nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu. Ðây là một tân huyệt (huyệt mới), còn gọi là huyệt Chỉ tả, có công dụng chữa các chứng bệnh như bí tiểu, tiểu rắt, đái dầm, đi lỏng do viêm ruột… Theo kinh nghiệm của nhiều nhà châm cứu, có khi chỉ cần day bấm duy nhất huyệt vị này cũng đủ để cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, miễn sao phải xác định chính xác vị trí huyệt và tác động đúng kỹ thuật. Nghĩa là, sau khi tìm được huyệt thì dùng ngón tay day đều theo chiều kim đồng hồ rồi từ từ bấm với một lực tăng dần kết hợp với rặn tiểu tích cực. Thông thường nếu xác định đúng huyệt thì việc đi tiểu sẽ dễ dàng hơn, tia nước tiểu mạnh hơn.

3. Day bấm huyệt Âm lăng tuyền

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền: Là điểm gặp nhau ở chỗ lõm sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua lồi củ trước xương chày, phía dưới bên trong đầu gối (ảnh 2). Ðây là huyệt vị nằm trên đường kinh tỳ, có khá nhiều công dụng, trong đó có khả năng điều hòa bàng quang nên thường được dùng để chữa một số chứng bệnh thuộc đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm, tiểu không tự chủ. Cổ nhân thường sử dụng phối hợp với hai huyệt Khí hải và Tam âm giao.

4. Day bấm huyệt Tam âm giao

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt Tam âm giao: Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 tấc (ảnh 3). “Tam” có nghĩa là ba, “âm” trái với dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân, “giao” có nghĩa là chỗ gặp nhau, huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba đường kinh âm nên gọi là Tam âm giao. Ðây là huyệt có liên hệ mật thiết với ba tạng Tỳ, Can và Thận, Tỳ và Thận lại có vai trò rất lớn trong việc khí hóa bàng quang nên tác động vào huyệt Tam âm giao có thể trị các bệnh thuộc hệ tiết niệu và sinh dục, trong đó có các chứng trạng như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm… Trên thực tế, các nhà châm cứu thường dùng Tam âm giao phối hợp với huyệt Trung cực và Thủy đạo hay Quan nguyên, Trung cực và Dương lăng tuyền để trị liệu chứng Long bế.

5. Xoa bụng dưới


Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải chừng 30 vòng, sao cho tại chỗ ấm lên là được. Thao tác này có tác dụng trợ dương khí cho hạ tiêu (làm ấm vùng bụng dưới), giúp quá trình khí hóa bàng quan (kích thích co bóp và làm giãn cơ thắt cổ bàng quang) được thuận lợi, nhờ đó mà việc bài tiết nước tiểu được thực hiện dễ dàng.

6. Day bấm huyệt Khí hải

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Khí hải trong 1 phút. Vị trí huyệt Khí hải: Ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa cơ thể (ảnh 1). Theo y học cổ truyền, Khí hải là bể của sinh khí, là nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho sự sống, có công dụng điều khí, bổ thận dương, làm ấm hạ tiêu, nhờ đó giúp cho chức năng khí hóa bàng quang được thực hiện. Y thư cổ Thái ngải thiên viết: “Khí hải là biển của sinh khí, nó chủ trị được tất cả các bệnh”.

7. Day bấm huyệt Thái khê


Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Thái khê trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt Thái khê: Ở điểm giữa của đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong (ảnh 4). Ðây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường kinh Thận, có công dụng bổ thận âm, làm mạnh lưng gối, làm khỏe dương khí, nhờ đó mà tăng cường chức năng khí hóa của bàng quang, giúp cho việc bài tiết nước tiểu được dễ dàng.

8. Xát cột sống thắt lưng

Dùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng, xát lên xuống chừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là đạt yêu cầu (ảnh 5). Thao tác này có tác dụng kích thích các du huyệt nằm dọc hai bên cột sống, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi.?

Biểu hiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

 do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam; do lối sống như: uống ít nước, ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều chất kích thích (thuốc lá, cà phê…). Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh đường tiết niệu (viêm bàng quang), đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị phì đại tuyến tiền liệt…có nguy cơ dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Điều đáng nói, khi bị phì đại tuyến tiền liệt nhiều người không biết dấu hiệu của bệnh, ít chú ý tới những thay đổi bất thường khi đi tiểu.
 
 Sau đây là những dấu hiệu của bệnh:

Tiểu rắt: Khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt.

Tiểu khó:
Nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nhiều trường hợp ban ngày cũng xuất hiện tình trạng tiểu són.

Tiểu ngắt quãng:
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng. Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay do thường xuyên uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh.

Đi tiểu đêm nhiều lần:
Số lần đi tiểu ban ngày thường tăng lên 3-4 lần so với mức bình thường, 2-3 lần vào ban đêm. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu.

Ngoài những dấu hiệu điển hình trên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ siêu âm bướu tuyến tiền liệt đo độ nhô của tiền liệt tuyến và lượng nước tiểu tồn lưu. Dùng phương pháp PSA để biết đó là bướu lành hay ác tính.

Mặc dù, phì đại tuyến tiền liệt không quá nguy hiểm và có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp nhưng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh những biến chứng như: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận… và có thể suy thận. Do vậy, khi thấy những dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa được khám và điều trị kịp thời.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiên bệnh gì?

Nguyên nhân tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt

Bình thường bàng quang của người trưởng thành có dung tích khoảng từ 300 - 400ml chứa đựng nước tiểu. Nước tiểu là do thận bài tiết xuống chảy theo hai niệu quản phải và trái xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu. Tuy vậy, bên cạnh phản xạ còn có tác dụng của điều hòa thần kinh theo ý muốn của con người, có nghĩa là dù bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất định nào đó, ví dụ buồn tiểu nhưng giữa lúc đám đông, đi trên tàu xe hoặc đang đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh… Mặt khác, khi ngủ thì sự co bóp của bàng quang cũng tạm thời nghỉ cho nên mặc dù bàng quang đầy nước tiểu nhưng não bộ sẽ ức chế không gây sự co bóp của bàng quang cho nên không gây phản xạ đi tiểu vì vậy giấc ngủ vẫn ngon mà không bị đánh thức lúc đang ngủ say. Điều này cũng có thể giải thích tại sao ở một số trẻ do hệ thống thần kinh chưa hoàn chỉnh nên có hiện tượng đái dầm lúc đang ngủ.

Ảnh minh họa

Thông thường, NCT ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho NCT mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Mất ngủ sẽ làm cho nhiều bệnh nặng thêm, ví dụ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn não, suy nhược cơ thể, viêm đường tiết niệu. NCT là nam giới nếu bị u xơ tiền liệt tuyến, hiện tượng tiểu đêm càng hay gặp, nhất là u xơ có kích thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu sẽ bị kích thích đi tiểu.

U xơ tiền liệt tuyến cũng có thể gây nên tiểu rắt, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang. Hiện tượng đái són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu vì chức năng lọc của 2 quả thận luôn luôn hoạt động không bao giờ ngừng cả ngày lẫn đêm, vì vậy nước tiểu cũng được hình thành liên tục và như vậy bàng quang càng chóng đầy, hiện tượng bàng quang bị kích thích gây đi tiểu lại tiếp tục càng làm cho người bệnh không ngủ yên được.

Nên làm gì khi bị tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt?

Với những người cao tuổi không mắc một số bệnh như: đái tháo đường, viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo nhạt… nên hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối và sau bữa cơm tối đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải… hạn chế uống nước, bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh. Những bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. Bởi vì, nếu bị u xơ tuyến tiền liệt gây khó tiểu lâu ngày cũng rất dễ gây viêm đường tiết niệu hoặc bị sỏi đường tiết niệu không xử trí sớm cũng có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu chưa nói đến hậu quả nặng nề của sỏi tiết niệu là làm hỏng thận gây suy thận…

NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ buổi tối để làm cho giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn. 

Tiểu đêm ở người cao tuổi (NCT) là hiện tượng thường gặp, có thể do chức năng sinh lý suy giảm, nhưng cũng có thể do bệnh lý.

Khi cần tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến sức khỏe vui lòng liên hệ đến số điện thoại 043.9393.620 để nghe các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Giữ gìn sức khỏe cho người mắc u xơ tiền liệt tuyến

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến nam giới cần hết sức giữ gìn sức khỏe luyện tập thể dục thể thao và có chế độ ăn uống cho hợp lí.

Dưới đây là một số loại thực phẩm dành cho người mắc u xơ tiền liệt tuyến mà bạn có thể tham khảo.

Trái cây và rau cải: Nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc; các loại rau tươi: rau muống; các loại rau thơm,...là những thực phẩm nên sử dụng. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, vitamin, thì trong các loại thực phẩm này còn có các flavonoid có tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư.

Trái lựu:
Nước trái lựu có tính chất kháng ôxy. Tháng 7/2006, Viện Đại học Los Angeles chứng minh nước ép trái lựu có hiệu quả đối với một số ung thư. Cho nên, để ngăn ngừa ung thư, các chuyên gia khuyên nên uống mỗi ngày 200 ml nước ép trái lựu.


Cà chua: Sắc tố đỏ của cà chua có khả năng bảo vệ tiền liệt tuyến. Cà chua được cơ thể hấp thu dễ dàng khi được nấu chín: canh, xốt... và nếu dùng kèm với một ít dầu, lycopen dễ dàng được hấp thu hơn.

Vitamin E (tocopherol): Chế độ ăn giàu vitamin E giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Dầu thực vật là nguồn tocopherol tự nhiên quan trọng, trong đó đáng chú ý là dầu hướng hương, dầu đậu nành. Tuy nhiên, cần chú ý các loại dầu mỡ phối hợp gồm những acid béo mà thành phần chính là dầu hydro hóa, sản xuất từ dầu thực vật thể lỏng hoặc các mỡ động vật như mỡ gia súc lại là những nhân tố góp phần thúc đẩy ung thư tiền liệt tuyến phát triển.

Nếu như cần sự trợ giúp của các chuyên gia hay tư vấn điều trị u xơ tiền liệt tuyến hãy gọi theo đường dây nóng: 043.9393.620.

U xơ tiền liệt tuyến, bệnh của nam giới trung và cao niên

Những triệu chứng của giai đoạn 1 – cơ năng của bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến.

Nam giới trung và cao niên khi thấy có triệu chứng đi tiểu rắt, tiểu buốt; nước tiểu ra chậm; dòng nước tiểu nhỏ và yếu, ngắt quãng, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, thời gian đi tiểu kéo dài; hoặc đi tiểu vội, buồn đi tiểu là phải đi ngay, đi nhiều lần trong ngày và đêm – đặc biệt về gần sáng. 

Tuyến tiền liệt (TTL) hình thành từ tuần lễ thứ 12 của thai nhi nam, phát triển theo quá trình biệt hóa đến khi trẻ ra đời. Lúc dậy thì, TTL tiếp tục phát triển và hoạt động như một tuyến sinh dục phụ. Dịch tiết của TTL để nuôi dưỡng chiếm khoảng 25% thể tích tinh dịch, góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trùng, và chúng được đổ và niệu đạo tiền liệt. Lúc đó, khối lượng trung bình của tuyến là 20gr. TTL cùng với mào tinh hoàn, bóng tinh và túi tinh tiết ra huyết tương tinh dịch. Nhưng từ 45 tuổi trở lên, TTL ngưng tăng trưởng và bắt đầu có chiều hướng tăng sản bệnh lý, hình thành u xơ tiền liệt tuyến từ 60 tuổi trở nên.

UXTLT còn gọi là phì đại lành tính TTL – bệnh lý thường gặp nhất của TTL, là sự tăng kích thước TTL ở nam giới trung và cao niên. Trong u xơ, TTL tăng kích thước ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Người mắc bệnh này, sinh hoạt tiểu tiện rất khó khăn, tuổi thọ giảm. Ngoài ra còn ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe tình dục. Các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ gan, tim mạch thường đồng hành với UXTLT.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Để người bệnh tiểu đường thoái mái với tiệc tùng

Những bữa tiệc dồn dập nhân dịp lễ tết có thể khiến chế độ ăn chống bệnh tiểu đường trở nên mất hiệu lực.


 
 
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ đưa ra những gợi ý sau giúp người đái tháo đường cảm thấy thoải mái với tiệc tùng cuối năm:

1. Ăn thịt gà thì hãy loại bỏ da, tránh nước sốt, các món ăn phụ chứa nhiều kem.

2. Nên chọn các món ăn nhẹ làm từ rau, đặc biệt là rau quả tươi.
 
3. Tráng miệng bằng trái cây tươi thay vì bánh ngọt.

4. Dùng bữa ăn nhẹ tốt cho sức khỏe trước khi đến dự tiệc, hoặc mang theo thức ăn nhẹ lành mạnh đó.

5. Nếu dự tiệc buffet thì hãy ngồi thật xa bàn trưng bày thức ăn và chỉ nên lấy ít thức ăn.

6. Chỉ nên dùng thức uống chứa ít calo, và hạn chế rượu bia hết mức có thể.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Thực phẩm cho người U xơ tiền liệt tuyến

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến nam giới cần hết sức giữ gìn sức khỏe luyện tập thể dục thể thao và có chế độ ăn uống cho hợp lí. Dưới đây là một số loại thực phẩm dành cho người mắc u xơ tiền liệt tuyến do các bác sỹ khuyên dùng.

Trái lựu: Nước trái lựu có tính chất kháng ôxy. Ngoài ra, các chất có trong nước ép lựu còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Trái cây và rau quả rất tốt cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến

Cà chua: Sắc tố đỏ của cà chua có khả năng bảo vệ tiền liệt tuyến. Cà chua được cơ thể hấp thu dễ dàng khi được nấu chín: canh, xốt… và nếu dùng kèm với một ít dầu, lycopen dễ dàng được hấp thu hơn.

Trái cây và rau cải:
Nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi như cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc; các loại rau tươi: rau muống; các loại rau thơm,…là những thực phẩm nên sử dụng. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, vitamin, thì trong các loại thực phẩm này còn có các flavonoid có tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ tim mạch và chống ung thư.

Vitamin E (tocopherol): Chế độ ăn giàu vitamin E giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Dầu thực vật là nguồn tocopherol tự nhiên quan trọng, trong đó đáng chú ý là dầu hướng hương, dầu đậu nành. Tuy nhiên, cần chú ý các loại dầu mỡ phối hợp gồm những acid béo mà thành phần chính là dầu hydro hóa, sản xuất từ dầu thực vật thể lỏng hoặc các mỡ động vật như mỡ gia súc lại là những nhân tố góp phần thúc đẩy ung thư tiền liệt tuyến phát triển.

Để việc điều trị bệnh u xơ tiền liệt tuyến đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc ăn uống, bạn nên dùng sản phẩm PhytoProst được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt). Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến. 
Tư vấn điều trị u xơ tiền liệt tuyến
Bác sĩ: 04.39393620

Liệu pháp tự nhiên điều trị u xơ tiền liệt tuyến

U xơ tiền liệt tuyến (TLT) là một chứng bệnh phổ biến ở phần lớn nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể phát triển dần dần qua thời gian mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây mất ngủ về đêm và dễ dẫn đến tâm lý căng thẳng, ức chế do trở ngại trong sinh hoạt hoặc trong giao tiếp. Liệu pháp tự nhiên có thể giúp điều trị hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh, để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng biểu hiện

Sự chèn ép của tuyến vào cổ bàng quang làm cản trở đường tiểu, gây ra một số triệu chứng thuộc 2 nhóm:

Hội chứng kích thích như: hay mót tiểu, phải tiểu gấp, khó nín tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.

Hội chứng tắc nghẽn như: tiểu ít, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu không thành tia, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến những rối loạn về nội tiết tố sinh dục. Theo Đông y, TLT và sự bài tiết nước tiểu liên quan trực tiếp chức năng khí hóa của thận và bàng quang. Ngoài ra, khí hóa ở tam tiêu đều có tác động phối hợp của 2 tạng tỳ, phế. Tỳ chủ thăng, chủ về cơ nhục và chủ về vận hóa thủy dịch, phế chủ khí và chủ về túc giáng. Ở người lớn tuổi, bên cạnh việc suy nhược chức năng của tỳ, thận, chế độ ăn uống, sinh hoạt và những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống đều có ảnh hưởng đến việc phát triển u xơ. Những cảm xúc không thuận lợi về tình dục như: suy nhược sinh dục, áp lực không đáp ứng được nhu cầu của bạn tình, đọc sách báo, xem phim ảnh hoặc suy nghĩ quá nhiều về tình dục, tình dục không được thỏa mãn đều có khả năng kích động tướng hỏa dễ gây uất nhiệt. Uất nhiệt kết tụ lâu ngày kết hợp với tỳ khí hư nhược, khí hư hạ hãm, dễ dẫn đến khí trệ, huyết ứ và phát triển thành u xơ ở vùng hạ tiêu đối với cả nam cũng như nữ.

Điều trị không dùng thuốc

Vận động thân thể

Theo Y học cổ truyền “tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Vận động cơ bắp và khí hóa của tỳ, vị có liên quan mật thiết với nhau. Ở người cao tuổi và những người kém vận động thể lực tỳ, vị thường suy yếu biểu hiện qua việc kém ăn, sức không bền, dễ mệt mỏi, cơ bắp mềm nhũn. Do đó, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp tự nhiên và quan trọng để kiện tỳ. Vận động thân thể vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nhiếp các cơ vùng xương chậu, kể cả TLT. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi từ chậm đến nhanh dần. Mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.

Bài tập làm săn chắc các cơ vùng xương chậu

Thực hành phương pháp thở bụng nghịch sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng yếu liệt các cơ vùng xương chậu bao gồm cơ vòng hậu môn, cơ vòng bàng quang, các cơ sinh dục và cả TLT. Ngồi ở tư thế ổn định. Ngồi xếp bằng thông thường hoặc ngồi trên ghế, chân chạm đất. Tập trung tư tưởng vào vùng xương chậu, hít vào trong khi cố nhíu chặt nhị âm (bộ phận sinh dục và hậu môn), thở ra trong khi từ từ buông lỏng toàn thân. Lập lại động tác khoảng 10 lần tương ứng với 10 hơi thở. Mỗi ngày có thể tập 1 lần.

Thư giãn thần kinh và cơ bắp

Căng thẳng tâm lý, khí uất là một yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh hoặc phát triển bệnh, kể cả u xơ TLT. Những cảm xúc, những ức chế về tình dục cần phải được giải quyết, thư giãn triệt để hoặc cho thăng hoa.

Do đó những sinh hoạt dưỡng sinh, ngồi thiền đặc biệt là những tư thế yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, thư giãn được thần kinh hóa giải stress sẽ đáp ứng tốt quá trình điều trị u xơ TLT.

Ăn nhiều rau quả tươi

Việc phát triển u xơ TLT có liên quan đến yếu tố tuổi tác, đến quá trình lão hóa. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến những chất chống oxy hóa và xem đây là một biện pháp quan trọng để làm chậm lại quá trình này. Trong lớp màng ngoài của các loại ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu và cả trong những rau quả tươi, nhất là các loại rau màu xanh đậm, màu vàng hoặc màu đỏ có hàng ngàn chất chống oxy hóa khác nhau bao gồm các sinh tố C, E, các chất lycopen, beta caroten, selenium. Đây là những chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trung hòa những gốc tự do và chống lại sự phát triển của những tế bào bất thường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp u xơ ở cả nam lẫn nữ đã thu nhỏ lại hoặc bị mất hẳn chỉ bằng chế độ ăn uống thích hợp. Thông thường, người bệnh cần trải qua một vài ngày tiết thực trước khi thực hành chế độ ăn uống bằng rau quả và ngũ cốc thô.

Dùng sản phẩm từ thảo dược

Theo y học Phương Đông, chiết xuất từ các loại thảo dược như Sinh địa (Radix Rehmanniae Ext), Một dược (Resina myrrhae Ext), Thăng ma (Rhizoma cimicifugae Ext) có trong PhytoProst sẽ có tác dụng chống viêm, giảm sự phì đại của Tiền liệt tuyến là nguyên nhân chủ yếu gây bí tiểu tiện ở người u xơ tiền liệt tuyến.

Bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến ngoài tiểu tiện khó còn dễ bị nhiễm trùng tiết niệu gây mất ngủ về đêm và dễ dẫn đến tâm lý căng thẳng, ức chế do trở ngại trong sinh hoạt hoặc trong giao tiếp. PhytoProst chứa các thành phần Phục Linh, Kim ngân hoa và Một dược có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm do ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Để tăng hiệu quả bài tiết nước tiểu, giảm tình trạng nhiễm độc do bài tiết nước tiểu kém ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến, PhytoProst còn có thêm các thành phần Trư Linh, Trạch Tả, Trúc Diệp đã được Đông y công nhận là có tác dụng và làm tăng hiệu quả trong trường hợp kể trên.

Lựa chọn PhytoProst ngay khi bạn bước vào tuổi ngũ tuần (tuổi bắt đầu dễ mắc chứng u xơ tiền liệt tuyến nhất), khi có các biểu hiện về rối loạn tiểu tiện sẽ giúp bạn phòng tránh được khả năng phải điều trị bệnh theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Đặc biệt, bạn sẽ không phải lo lắng về khả năng chuyển hóa từ u xơ tiền liệt tuyến sang ung thư tuyến tiền liệt – một dạng biến thể nguy hiểm của căn bệnh này.

Là một dược phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng PhytoProst liên tục và dài ngày.