Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

hai căn bệnh này là nguyên nhân số 1 thế giới gây tử vong sớm và tàn tật

Cục máu đông – Nguyên nhân tai biến, đột quỵ và tử vong

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ – hai căn bệnh này là nguyên nhân số 1 thế giới gây tử vong sớm và tàn tật”

Mạch máu là con đường cung cấp chất dinh dưỡng, oxi… đến cho các cơ quan, nếu con đường này bị bít tắc, các cơ quan sẽ không tồn tại và hoạt động được. Cục máu đông xuất hiện sẽ làm tắc mạch máu dẫn tới các cơ quan, các mạch máu càng nhỏ, nguy cơ bít tắc càng cao. Tai hại thay những cơ quan càng quan trọng thì những mạch máu dẫn tới càng bé nhỏ và dễ bít tắc. Do vậy cục máu đông được xác định là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, bệnh động mạch ngoại vi và bệnh mạch máu thận. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân mà còn gây ra những gánh nặng lớn về chi phí điều trị cho cả gia đình và xã hội.
Những nghiên cứu cũng chỉ ra “người có huyết áp bình thường vào tuổi 55, có đến 90% sẽ bị tăng huyết áp vào những năm sau đó”

Nguồn: Tổ chức y tế thế giới (WHO)

Tăng huyết áp là nguyên nhân chính hình thành cục máu đông



Tăng huyết áp là nguyên nhân chính hình thành cục máu đông

Tăng huyết áp khiến sức ép trong lòng mạch tăng cao làm cho bề mặt bên trong mạch máu bị rạn nứt tạo điều kiện cho phân tử mỡ lọt xuống thành mạch máu kéo theo các bạch cầu và một số các thành phần khác, thành mạch máu khi đó bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa làm mạch máu hẹp lại, cản trở sự lưu thông của máu, các thành phần của máu bị cản trở lưu thông gắn kết vào nhau tạo thành khối liên kết hay còn gọi là cục máu đông.

Cục máu đông – Nguyên nhân tai biến, đột quỵ và tử vong

chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt nhất là buổi tối

Về giải phẫu hệ tiết niệu, sinh dục bình thường. Các thông số về xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu cũng bình thường. Về tâm lý, cũng có trẻ đái dầm sau một thời gian bị bố mẹ la mắng, bạn chê cười không đái dầm nữa, song lại đi tiểu liên tục vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ. Hoặc có trẻ do không muốn học bài nên thường xuyên đi tiểu.

Nhiều trường hợp do mẹ sinh em bé nên ít có thời gian quan tâm tới trẻ, do đó, trẻ muốn gây sự chú ý của bố mẹ mà sinh ra rối loạn nhịp tiểu. Nói chung, ở một trẻ khỏe mạnh, ngoài triệu chứng tiểu nhiều lần, mọi biểu hiện khác đều bình thường thì nguyên nhân cơ bản thường là do chấn thương tâm lý.

Con tôi 7 tuổi. Từ khi đi học lớp 1 cháu bị chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt nhất là buổi tối và trước khi đi ngủ. Tôi đã đưa cháu đi khám, xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường. Xin hỏi cháu bị bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm là gần gũi bé, hướng bé tập trung vào việc khác mỗi khi cháu đòi đi tiểu. Tạo không khí vui vẻ, không ép cháu học quá mức, cần động viên, đừng làm trẻ lo lắng. Trường hợp giáo dục tâm lý không cải thiện thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống rối loạn nhịp tiểu.

Từ khi đi học lớp 1 cháu bị chứng đi tiểu  nhiều lần, nhất là buổi tối và trước khi đi ngủ. Tôi đưa cháu đi khám, xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường.




Theo thư mô tả, rất có thể cháu bị chứng rối loạn nhịp tiểu tâm lý. Biểu hiện là tình trạng trẻ tiểu rắt, tiểu són quá nhiều lần trong ngày, có khi 20-30 phút/lần. Lượng nước tiểu ít hoặc có khi chỉ vài giọt.


Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng này gặp nhiều ở trẻ từ 5-9 tuổi, tỷ lệ trẻ trai chiếm 70%. Trẻ em thành phố bị nhiều hơn trẻ em nông thôn. Những trẻ này ăn ngủ tốt, phát triển bình thường, phần lớn hiếu động hoặc được cưng chiều.


BS. Kim Anh

Có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc đi tiểu buốt là bị làm sao?

Trà, cà phê hay rượu bia nên tránh bởi chúng có những chất kích thích không tốt cho bàng quang. Có thể nấu nước râu ngô uống hàng ngày thay cho nước uống, liên tục như vậy trong 1 tháng.

Nên đi tiểu thường xuyên, không nín nhịn và phải chắc chắn là bạn đi tiểu hết. Đặc biệt, hãy cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.

Ngay khi có triệu chứng lần đầu tiên, không được uống bất cứ thuốc gì mà hãy tới ngay các phòng khám chuyên khoa để khám . Phải để bác sĩ xác định bệnh và xét nghiệm nước tiểu để tìm vi trùng bệnh. Trường hợp sốt tới 40°C, cần phải nằm lại bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Có rất nhiều bệnh nhân thắc mắc đi tiểu buốt là bị làm sao? 

Các chuyên gia phòng khám nam khoa Thiên hòa cho biết hiện tượng tiểu tiện thấy đau buốt chứng tỏ những bộ phận sau đây có thể đã bị viêm và nhiễm trùng như: bàng quang (bọng đái), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) và thận...


Ở phụ nữ thường hay dễ mắc chứng này do vi khuẩn cô-li dễ xâm nhập tới bàng quang qua đường niệu đạo vốn rất ngắn ở người phụ nữ. Những động tác kích thích, sự ma sát trong quá trình giao hợp, sự biến chất của các thuốc ngừa thai, của các chất thải từ trong tử cung ra là những điều kiện thuận lợi để âm hộ dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, còn phải kể tới sự lây bệnh qua đường tình dục bởi các vi trùng bệnh lậu , trùng chlamydia...

Ở nam giới ống dẫn tiểu dài hơn nhiều so với phụ nữ, thường dễ bị nhiễm trùng trong quá trình giao hợp khiến người bệnh đi tiểu thấy rát, buốt và có thể có mủ chảy ra. Tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

Và việc bạn quan hệ quá bừa bãi cũng có thể gây viêm nhiễm cho nhau. Biểu hiện ban đầu có thể ngứa rát, đi tiểu buốt... 


Cho dù là nam giới hay nữ giới bệnh thường xuất phát từ việc vệ sinh không sạch sẽ gây ra viêm nhiễm một số bộ phận trong cơ quan sinh dục. Và việc bạn quan hệ quá bừa bãi cũng có thể gây viêm nhiễm cho nhau. Biểu hiện ban đầu có thể ngứa rát, đi tiểu nhiều bị buốt... điều này cho thấy một số cơ quan sinh dục đã bị viêm nhiễm. Ban đầu là vi khuẩn sẽ từ niệu đạo, rồi đến bàng quang và lây sang các bộ phân khác nữa.

Tiểu gắt, tiểu buốt , tiểu ra một chút máu là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân: có thể do tạp trùng cư trú ở âm đạo, quan hệ tình dục xong không rửa sạch lại thêm "yêu" hơi mạnh tạo những vết trầy xước nơi đây.


Nếu lau bằng giấy vệ sinh mà có chút máu tức là vi khuẩn đã gây viêm bàng quang.

Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên ăn nhiều rau cải, trái cây, dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao, uống nhiều nước để vi khuẩn có thể đi theo nước tiểu ra ngoài.

U phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa.

Bệnh u phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm


Nguyên nhân:
Stress kinh niên (cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường)
Uống không đủ nước trong giờ làm việc lại hay đổ mồ hôi
Sinh hoạt thường xuyên trong môi trường ô nhiễm nhưng thiếu phương tiện bảo vệ sức khoẻ • Có chế độ dinh dưỡng đơn điệu nên cơ thể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy-hóa
Lạm dụng bia rượu, chất béo động vật, chất kích thích (cà-phê, thuốc lá…) khiến sức đề kháng bị sói mòn
Mắc bệnh trên đường tiết niệu (viêm bàng quang), bệnh nội tiết ( tiểu đường , rối loạn chức năng tuyến giáp) không được điều trị triệt để.

Hỏi : Đề nghị bác sỹ tư vấn dùm thắc mắc như sau:

1/- U phì đại tuyến tiền liệt có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa.

2/- Tôi bị 01 nốt vôi hóa trong gan, d= 07mm, như vậy có nguy hiểm cho sức khỏe không, cách điều trị, phòng ngừa và nguyên nhân tại sao bị .

3/- Tôi bị sỏi 02 thận, d= 06-08 mm, bác sỹ cho uống kim tiền thảo 12 tháng nay không hết, đề nghị bác sỹ tư vấn cách điều trị. Tôi uống nước khoảng từ 02 – 02,50 l nước/ngày. Làm sao biết được mình bị loại sỏi gì để điều trị.

4/- Tôi đã xét nghiệm và Acid uric cao hơn bình thường, mong nhận được tư vấn của bác sỹ về cách điều trị, phòng ngừa.

Xin cám ơn trả lời của bác sỹ đến email ngdinhdien@gmail.com

(Câu hỏi được gửi từ địa chỉ ngdinhdien@gmail.com )

Trả lời :

Chào bạn!

Tôi xin trả lời từng câu hỏi của bạn như sau:

1/U phì đại  tuyến tiền liệt:


Cách điều trị: Điều trị nội khoa dùng thuốc kháng alpha 1 adrenegic và kháng androgen. Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật bóc u hoặc phẫu thuật nội soi qua đường niệu.


Phòng ngừa:
Để ngăn ngừa các giai đoạn phát triển của bệnh cần ăn uống điều độ; tránh rượu, bia, thuốc lá
ránh viêm nhiễm đường niệu cũng là tránh nguyên nhân bệnh hiếm muộn.
2/ Nốt vôi hóa tại gan:

Nốt vôi hóa đó là hậu quả của viêm nhiễm nhu mô gan mạn tính. Với kích thước nốt vôi hóa như của bạn thì không gây ảnh hưởng gì cả. Bạn nên đi siêu âm theo dõi định kỳ khoảng 6 tháng/ lần. Nếu nốt vôi hóa không tiến triển và không có triệu chứng lâm thì không cần điều trị gì.
3/ Sỏi thận:

Nếu điều trị nội khoa không kết quả bạn có thể tái khám để bác sỹ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị khác như nội soi tán sỏi hay tán sỏi qua da….Việc điều trị sỏi thận không phụ thuộc vào nhiều vào loại sỏi nên bạn không nên quá lo lắng đến vấn đề đó.
4/ Tăng acid uric máu:

Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng nên tuân theo chỉ dẫn sau: chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao, trên 10-12mg/dl (khoảng 700 mmol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây hủy tế bào nhiều. Có thể dùng liệu pháp dự phòng tình trạng tăng acid uric máu ở những trường hợp dự đoán trước là sẽ có tình trạng tăng acid uric nhiều, cấp tính như trên. Khi đó lợi ích thu được chủ yếu là tránh được tình trạng suy thận cấp do tăng lắng đọng tinh thể urat ở ống thận. Thuốc lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp này là thuốc ức chế xanthine oxidase như allopurinol (zyloric), tisopurine (thiopurinol) hoặc thuốc tiêu acid uric (enzym uricase).

Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị gút, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: tiền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Tất cả các trường hợp tăng acid uric máu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gút mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric máu.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Như thế nào gọi là đi tiểu đêm thường xuyên?

Như thế nào gọi là đi tiểu đêm thường xuyên?


Tùy thuộc vào lượng nước uống, dạng hoạt động, thời tiết, môi trường làm việc… nhưng với hầu hết mọi người, thông thường số lần đi tiểu là khoảng 6 – 7 lần trong một khoảng thời gian 24 giờ. Tuy nhiên, nếu đi tiểu từ 4 – 10 lần/ngày cũng có thể gọi bình thường nếu người đó là lành mạnh và thoải mái với số lần họ vào nhà vệ sinh.

Bạn lưu ý nếu tổng khối lượng nước tiểu trong một ngày nhiều hơn 3 lít (gọi là đa niệu), nên đi khám để phát hiện các nguyên nhân gây đa niệu. Với chứng đi tiểu thường xuyên nhưng không liên quan đến đa niệu, lượng nước tiểu trong một ngày là bình thường (1 – 2 lít) hoặc đôi khi thậm chí thấp hơn 1 lít. Nếu như bạn không uống một lượng lớn chất lỏng hoặc thức uống với các chất gây lợi tiểu (trà, cà phê, soda có caffein hoặc rượu) hoặc thuốc lợi tiểu, các nguyên nhân khác gây đi tiểu thường xuyên cần phải được đánh giá.

Chứng đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Nguyên nhân nào gây ra chứng này, làm sao để khắc phục?


Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu nằm trong tiểu khung. Nước tiểu sau khi được thận bài tiết ra theo niệu quản đổ vào bàng quang. Bàng quang có dạng hình cầu, dung tích khoảng từ 250 – 600ml ở người trưởng thành. Khi số lượng nước tiểu chưa đủ tạo ra kích thích, hoặc với người bình thường có thể nín tiểu trong nhiều giờ nhờ sự ức chế phát sinh từ vỏ não. Khi nước tiểu ở bàng quang có dung tích khoảng 300 – 400ml (một số người khoảng 150ml) sẽ tạo ra một áp lực, tín hiệu này sẽ được dẫn truyền lên não bộ, tiếp đó tín hiệu trả lời sẽ theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2 – S4, làm bàng quang co bóp và cơ vòng ở cổ bàng quang mở và đẩy nước tiểu ra ngoài.



Xét nghiệm nước tiểu đêm để xác định bất thường


Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên có thể là điều kiện sinh lý bình thường như: khi bạn uống nước nhiều, khi bạn mang thai. Nhưng cũng là dấu hiệu bệnh lý, như ở nam giới gồm: tuyến tiền liệt (TTL) phì đại, ung thư TTL, và viêm TTL. Nguyên nhân của chứng đi tiểu thường xuyên ở phụ nữ bao gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ tử cung, sa tử cung, và hội chứng niệu đạo.

Các triệu chứng

- Tăng cảm giác muốn đi tiểu.

- Tiểu không kiểm soát: mất kiểm soát bàng quang.

- Đau khi đi tiểu.

- Tiểu máu: như có máu đỏ trong nước tiểu, nước tiểu màu hồng, cục máu đông trong nước tiểu.

- Đau bụng dưới.

- Cảm giác bàng quang căng tức.

- Đau vùng lưng.

- Đau vùng hông.

Một số nguyên nhân

- Lo lắng: đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng thường gặp liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ – mất ngủ, ngưng thở khi ngủ.

- Suy tuyến thượng thận: gây giảm tiết các hormone từ tuyến thượng thận. Các triệu chứng khác bao gồm: mệt mỏi, ăn mất ngon, sụt cân, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, huyết áp thấp, hạ đường huyết và trầm cảm.

- Khối u: u ác tính hoặc u lành tính bất kỳ nơi nào ở đường tiết niệu hoặc xung quanh các cấu trúc có thể gây nên trình trạng gia tăng chứng đi tiểu nhiều lần. Ung thư bàng quang và ung thư TTL (ở nam giới) là những nguyên nhân phổ biến của tần số tiết niệu do một khối u.

- Bệnh đái tháo đường: ngoài dấu hiệu tiểu nhiều thường kèm sụt cân, khát nước, da khô… nhiều khi các triệu chứng của đái tháo đường týp 2 khá kín đáo.

- Thuốc và phương pháp điều trị y tế: do thuốc lợi tiểu, lithium, viêm bàng quang do tia xạ là một kết quả của việc tiếp xúc với bức xạ (điều trị) huyết áp, thiếu máu, mệt mỏi…

- Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức: các cơn co thắt bàng quang lặp đi lặp lại và không kiểm soát được do nguyên nhân không rõ. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: tiểu không kiểm soát mặc dù điều này không phải luôn luôn hiện diện.

- Các yếu tố thần kinh ảnh hưởng đến bàng quang: do các nguyên nhân thần kinh gây nên sự hoạt động quá mức của bàng quang mà hậu quả từ các tổn thương của não, của tủy sống (đặc biệt là xương cùng) hoặc dây thần kinh ngoại vi điều khiển hoạt động của bàng quang. Có thể được kết hợp với các bệnh lý khác về thần kinh như: bệnh Parksinon, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh lý thần kinh do đái tháo đường, herpes zoster và biến chứng thần kinh của bệnh giang mai.

- Tiểu không kiểm soát: các nguyên nhân của tiểu không tự chủ có thể dẫn đến chứng đi tiểu thường xuyên.

- Hẹp niệu đạo: bất thường gây hẹp niệu đạo có thể là do u xơ TTL lành tính (nam), các bệnh qua đường tình dục, tổn thương niệu đạo hoặc khung xương chậu, viêm niệu đạo mãn tính. Có thể có các triệu chứng khác đi kèm như: đi tiểu đau, có máu trong tinh dịch, sưng dương vật và các triệu chứng khác, như: thiểu niệu và tiểu máu.

- Sỏi đường niệu: khi viên sỏi di chuyển trong hệ niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo) sẽ dẫn đến tắc nghẽn đầu ra và kết quả là làm gia tăng số lần đi tiểu, các triệu chứng khác đi kèm có thể gồm: đi tiểu đau (không phải lúc nào cũng có trong tình huống viên sỏi nhỏ hơn), đau vùng thận, nước tiểu giảm hoặc trong nước tiểu có máu.

- Nhiễm trùng đường tiểu: do vi khuẩn, virút, nấm và ký sinh trùng ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiết niệu hoặc chỉ một số phần của nó như viêm niệu đạo,viêm bàng quang, viêm niệu quản hoặc viêm đài bể thận. Các triệu chứng khác bao gồm: sốt hoặc đau khi đi tiểu, tiểu máu, ngứa bộ phận sinh dục, nước tiểu đục…

cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do u phì đại tuyến tiền liệt

U phì đại tuyến tiền liệt (hay u xơ tiền liệt tuyến) không phải là bệnh lý ác tính mà là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. Bệnh gây ra một số triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. 

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh được những biến chứng.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 - 70 tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến (TLT), tỷ lệ này lên đến 88% ở những người 80 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi.

U xơ TLT có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thậm chí suy thận. Người bệnh cần đi khám khi xuất hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện hoặc bí tiểu cấp tính.



Dấu hiệu để nhận biết bệnh

Khối u phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo gây nên những rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng đặc trưng sau:


Hội chứng tắc nghẽn nước tiểu: đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, đái chỉ nhỏ giọt (người ta thường hay ví người bị UXTLT là “đái ướt mũi giày” là do nước tiểu nhỏ giọt xuống mũi giày) hoặc đái bị tắc xong lại đái tiếp, đi tiểu rất lâu... và nặng hơn thế có thể bí đái hoàn toàn.

Hội chứng kích thích: luôn cảm giác rất mót tiểu, nhưng không hết, dễ bị tiểu són, có nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong cả ngày và đêm...

U xơ TLT sẽ gây nên những hậu quả gì?

- Nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh (đây chính là lý do chủ yếu để bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc).

- Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài - bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính.

- Chuyển thành ung thư TLT, nếu ung thư TLT được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám xét kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.

Điều trị bằng thuốc gì?

Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến (UXTLT) đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của UXTLT thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (tức là mức độ ảnh hưởng đến tiểu tiện) và khối lượng của TLT.

Với những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì trước mắt phải điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1, có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tiền liệt tuyến và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến, ví dụ alfuzosin (xatral), terazosin (hytrin), doxazosin, prazosin và tamsulosin. Các thuốc ức chế alpha 1 không làm “tiêu” khối u mà chỉ giúp cho tiểu tiện dễ dàng do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Thuốc này cũng làm giãn một số cơ vòng khác trong cơ thể và gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc kháng androgen như ức chế men 5-alpha-reductase,­ finasteride (proscar) và dutasteride thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh.

Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1, có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tiền liệt tuyến và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do u phì đại tuyến tiền liệt

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại dược thảo trong nước đã được nghiên cứu có tác dụng chữa UXTLT, trong số đó, loại lá cây được sử dụng phổ biến nhất là lá cây trinh nữ hoàng cung (có thể dùng lá sắc uống nước trà hàng ngày hoặc sử dụng viên nén đã được bào chế sẵn).

Nếu điều trị bằng thuốc không kết quả thì áp dụng phương pháp cắt bỏ TLT bằng nội soi qua đường niệu đạo. Khi TLT quá to, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc UXTLT.

Ngoài ra có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác không dùng thuốc cũng được chứng minh có hiệu quả và hỗ trợ trong điều trị như: ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hàng ngày. Uống đủ nước, nhất là mùa hè nhưng luôn nhớ là ưu tiên uống vào ban ngày, sau 19 giờ nên hạn chế uống nước hoặc ăn các loại đồ ăn nhiều nước tránh đi tiểu nhiều cả đêm, làm mất ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bằng ‘mùi’

50 người trong số đó đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt bằng biện pháp sinh thiết trong khi đó 15 người còn lại đã được chẩn đoán bị u xơ tiền liệt tuyến (BPH).

Cách đây hơn 40 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tiềm năng sử dụng mùi như một công cụ chẩn đoán sau một loạt các báo cáo về khả năng phát hiện ung thư trên người của loài chó. Những nghiên cứu sau đó cũng chứng minh rằng những chú chó đánh hơi được huấn luyện có thể phát hiện ung thư mặc dù phương pháp này vẫn đặt ra nhiều hoài nghi bởi hiệu năng khứu giác không đủ tin cậy của loài chó. Mặc dù vai trò đánh hơi của chó trong việc phát hiện ung thư vẫn bị giới hạn nhưng nó đã mang lại cảm hứng cho sự phát triển của nhiều loại cảm biến điện tử với mục đích tương tự.

 Các nhà nghiên cứu sử dụng eNose để xem xét các mẫu nước tiểu của 65 bệnh nhân và kết quả cho thấy thiết bị có khả năng phân biệt giữa ung thư tuyến tiền liệt và BPH với độ chính xác 78% đối với nhóm bệnh nhân bị ung thư và 67% đối với nhóm bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến.

Một trong số đó là ChemPro 100-eNose, thiết bị được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại khoa phẫu thuật mạch máu thuộc bệnh viện đại học Tampere tại Phần Lan. Thiết bị sử dụng một cụm cảm biến để tạo ra một "dấu vết mùi". Theo các dữ liệu thử nghiệm ban đầu, thiết bị có thể phát hiện dấu hiệu ác tính bằng cách "ngửi" mùi nước tiểu trong khoảng trống bên trên mực nước tiểu chứa trong các chai lọ lấy mẫu.
Nghiên cứu của đại học Tampere đã vừa được đăng tải trên tạp chí The Journal of Urology, cho biết đã phát triển một thiết bị điện tử sử dụng mùi như một công cụ chẩn đoán với khả năng phát hiện ung thư tuyến tiền liệt và khối u lành tính từ mẫu nước tiểu của bệnh nhân.

ảnh minh họa


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàn trên 65 bệnh nhân.  Các nhà nghiên cứu sử dụng eNose để xem xét các mẫu nước tiểu của 65 bệnh nhân và kết quả cho thấy thiết bị có khả năng phân biệt giữa ung thư tuyến tiền liệt và BPH với độ chính xác 78% đối với nhóm bệnh nhân bị ung thư và 67% đối với nhóm bệnh nhân bị u xơ. Nhóm nghiên cứu cho biết các kết quả này có thể so sánh tương đương với kết quả xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) - một phương pháp phổ biến để phát hiện ung thư.

Hiện tại, các nhà khoa học hy vọng có thể thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để cải tiến công nghệ nhằm nhận biết chính xác các phân tử trong các mùi khác nhau.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Trong thời gian điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt

- Nếu nước tiểu rắt đục như nước vo gạo: Kim tiền thảo, đinh lăng, thổ linh, cẩu tích, rễ cỏ tranh, huyền sâm mỗi thứ 16 g; thủy long 30 g, thục địa 20 g, sắc uống ngày 1 thang.


- Nếu nước tiểu đỏ, có hiện tượng nóng rát: Sa tiền, đinh lăng, lá tre, rau má, thổ linh, chi tử mỗi thứ 16 g; thủy long, hương nhu trắng mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang. Thường xuyên cho bệnh nhân ăn cháo đỗ đen.

Những người bị tiểu rắt, tiểu buốt có hiện tượng tiểu ra máu có thể lấy chi tử (sao đen), huyết dụ, lá tre, hoa hòe (sao vàng), rau má mỗi thứ 16 g; đậu đen 20 g, sinh địa 10 g sắc uống ngày 1 thang.


Thổ linh, kim ngân, mã đề, thương nhĩ mỗi thứ 20 g, sắc uống ngày 1 thang.

- Kim tiền thảo, vỏ bí ngô, đinh lăng, rau diếp mỗi thứ 20 g; trạch tả 16 g, sắc uống ngày 1 thang.





Trong thời gian điều trị bệnh tiểu rắt, bệnh nhân cần chú ý:


- Kiêng rượu, thuốc lá, thuốc lào.

- Chăm lo vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài.

- Kiêng sinh hoạt tình dục.

xin hỏi một người khi nào được coi là bị chứng tiểu đêm?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. BS Hoàng Khánh Toàn xung quanh vấn đề vốn rất quen thuộc nhưng gây không ít phiền toái cho người già này:

Thưa bác sĩ, xin hỏi một người khi nào được coi là bị chứng tiểu đêm?


Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm được hiểu là tình trạng một người phải tỉnh dậy một lần hoặc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một thời gian dài. Càng có tuổi thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20-50 là khoảng 5 -15% và lên tới trên 50% người ở độ tuổi từ 70 trở lên).
Và với những trường hợp đi tiểu đêm nhiều lần, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, gây mệt mỏi…thì cần đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân (có thể là triệu chứng của 1 bệnh khác) và cách điều trị.
Tiểu đêm ở người già thường được chấp nhận như một vấn đề bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, theo ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, BV Quân y 108, thực tế lại không hẳn vậy…





ThS. BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, BV Quân y 108
Lưu ý là uống nước nhiều trước khi đi ngủ không phải là nguyên nhân chính của chứng tiểu đêm.
Thưa bác sĩ, tỉ lệ bị chứng tiểu đêm ở nam giới và nữ giới có gì khác nhau?
Nhiều người nghĩ rằng chủ yếu nam giới mới hay bị tiểu đêm vì tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và gây rối loạn về tiểu tiện khi bị phì đại hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm giữa nam giới và nữ giới. Nhưng có vẻ sự phân bố này lại không đều theo tuổi. Khi trẻ, phụ nữ thường gặp chứng tiểu đêm nhiều hơn nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại có xu hướng mắc tiểu đêm nhiều hơn.

Xin hỏi bác sĩ, có cần phải điều trị chứng tiểu đêm này không?

Thực tế là hiện tượng này thường được mọi người chấp nhận như một vấn đề bình thường của tuổi tác. Tuy nhiên, không nên coi nhẹ bởi nếu không được phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời, chứng tiểu đêm có thể gây ra nhiều hệ luỵ khác. Ví như gây ra tình trạng mất ngủ và đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi, khó tập trung làm giảm hiệu suất công việc, thậm chí có thể dẫn đến trạng thái sa sút trí tuệ, trầm cảm…, là nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về tim mạch và thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ…
Ngoài ra, biểu hiện đi tiểu nhiều này có thể là triệu chứng của một bệnh khác như u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo nhạt, đái tháo đường, viêm thận tiết niệu, sỏi thận tiết niệu…
Do đó, việc thăm khám sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp loại trừ các yếu tố trên, giúp tăng chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.




Vậy xin hỏi bác sĩ có những cách chữa trị tiểu đêm nào hiệu quả?

Theo quan điểm tây y, chứng tiểu đêm ở nam giới có thể do phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt…Chứng tiểu đêm ở nữ giới có thể liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung ở 2 giới như:


(1) Các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận, các bệnh thận mãn tính, rối loạn chức năng bàng quang, tăng tạo nước tiểu về đêm, hẹp bàng quang bẩm sinh, rối loạn phản xạ thần kinh bài niệu ở bàng quang…

(2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, chẹn kênh canxi, cà phê, chè đặc…

(3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy tim, rối loạn giấc ngủ.

Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm thì cần giải quyết tốt các nguyên nhân bệnh lý, chú trọng chế độ ăn uống (không uống quá nhiều nước, giảm ăn canh, không uống cà phê và trà đặc vào buổi tối…) và sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng (thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vasopressin…). Tuy nhiên cần lưu ý là những thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ.



Còn theo quan điểm đông y, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận Dương hư yếu. Do đó, để điều trị chứng tiểu đêm thì phải chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện Thận Dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang nói chung. Thận muốn khỏe phải bổ thêm Tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả Tỳ Thận, cùng một lúc vừa ôn Dương vừa cố sáp.



Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp để trị liệu chứng tiểu đêm, trong đó có thể sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện) và các sản phẩm có công dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm. Ví dụ như:

- Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày. Hoặc có thể dùng viên tiểu đêm Dạ Minh Châu với cách thành phần tương tự.

- Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 10 ngày là một liệu trình…

Vậy điều trị và theo dõi U xơ tiền liệt tuyến như thế nào?

Điều trị bằng ngoại khoa hầu như là để giảm triệu chứng. Hiện nay phổ biến nhất là áp dụng phương pháp cắt bỏ TLT bằng nội soi qua đường niệu đạo. 

Khi TLT quá to, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc u xơ tiền liệt tuyến. Ở phương pháp này, bác sĩ rạch một đường ở bụng hay giữa bìu và hậu môn để lấy đi mô TLT.


Trong u xơ tiền liệt tuyến (UXTLT), tuyến tiền liệt tăng kích thước và ép vào niệu đạo và bàng quanq, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và tiểu khó. Có rất ít mối liên hệ giữa các triệu chứng của u xơ tiền liệt tuyến với ung thư tuyến tiền liệt.
Tiền liệt tuyến (TLT) là một cơ quan nhỏ có kích thước khoảng 2cm đường kính, nằm dưới bàng quang (nơi chứa đựng nước tiểu) và bao bọc xung quanh niệu đạo (là ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang). Chính vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu dắt, tiểu đêm nhiều lần... ). Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu thậm chí suy thận. Người bệnh thường đến khám khi xuất hiện các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện, hoặc bí đái cấp tính. Đây không phải là bệnh lý ác tính mà là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt, xảy ra ở nam giới lớn tuổi, do đó còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Bệnh bắt đầu vào độ tuổi trung niên ở đàn ông, tiến triển từ từ và thường chỉ gây ra triệu chứng sau 50 tuổi. Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay có tới 45-70% số nam giới trong độ tuổi từ 45-75 mắc căn bệnh này, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn.

Còn tại Hoa Kỳ có hơn một nửa đàn ông độ tuổi từ 60-70 và khoảng 90% ở độ tuổi từ 70-90 có triệu chứng của U xơ tiền liệt tuyến.




Mổ nội soi là một phương pháp để loại bỏ u tuyến tiền liệt.


Làm thế nào để phát hiện UXTLT?

Để phát hiện UXTLT, thông thường nhất là áp dụng phương áp: siêu âm và thăm khám TLT qua đường hậu môn. Ngoài ra còn có các phương pháp thăm dò hình ảnh khác như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân... Nhưng siêu âm là phương pháp phổ biến và tiện dụng nhất; người bệnh cần nhịn tiểu để cho bàng quang căng to thì đánh giá TLT mới chính xác được. Siêu âm không những đánh giá về mặt hình thể mà còn giúp đánh giá được khối lượng tuyến tiền liệt, kích thước, tính chất (âm đồng đều hay không đồng đều...) và đo được lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang (sau khi người bệnh đi tiểu hết) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Vậy điều trị và theo dõi U xơ tiền liệt tuyến như thế nào?

Không phải tất cả bệnh nhân bị UXTLT đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của UXTLT thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không, đặc biệt cần xét nghiệm PSA để xem có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không mà xử trí kịp thời.

Điều trị nội khoa: Với những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì trước mắt phải điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, TLT và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại TLT. Các thuốc ức chế alpha 1 không làm “tiêu” u bướu mà chỉ giúp tiểu dễ do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Thuốc này cũng làm giãn một số cơ vòng khác trong cơ thể và gây tác dụng phụ như giảm huyết áp. Chưa có thuốc nào được chứng minh là làm u bướu nhỏ đi. Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc kháng androgen thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh. Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng gợi ý một vị thuốc nam từ cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng chữa bệnh.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm phế quản

Con tôi 17 tháng, cháu nặng 13kg, ăn uốngbình thường, nhưng cháu rất hay bị ho có đờm dù tôi cũng cẩn thận phòng ngừacho cháu khi thời tiết thay đổi, không nằm điều hoà.

 Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm phế quản. Nhưng chỉ sau vài ngày hết đợt thuốc, dù thời tiết không thay đổi cháu vẫn bị ho nên thường xuyên phải uống kháng sinh.

Trả lời:

Trường hợp con bạn thường xuyên bị viêm phếquản như bạn đã mô tả có thể do một số nguyên nhân:

- Biến chứng viêm phế quản phổi của viêm V.Amạn tính: là loại bệnh lý phổ biến nhất hay gặp ở trẻ dưới hai tuổi. Do dịch củahọng mũi thường xuyên chảy xuống họng miệng của trẻ, từ đó dịch vào phổi gây viêm.Để điều tri triệt để viêm phế quản loại này cần điều trị tốt viêm V.A- cân nhắcchỉ định nạo V.A cho trẻ nếu cần.

Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị viêm phế quản mãn tính không, ho có đờm , tôi phải làm gì để cháu không bị ho lại? Cảm ơn bác sĩ.(Trần Huyền)

- Viêm phế quản chưa được điều trị triệt để:tức là sau khi dùng thuốc theo đơn, con bạn mới chỉ hết triệu chứng nhưng tổnthương tại phổi chưa ổn định (trong lòng phế quản chưa hết dịch viêm, niêm mạcphế quản còn phù nề…) không đi khám lại mà tự ý dừng thuốc.

- Dị vật bỏ quên tại phế quản phổi: sau khi cómột vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp và dừng lại ở phế quản, các triệu chứng vềdị vật đường thở (ho sặc sụa, tím tái, khó thở…) không tồn tại nữa mà chỉ xuấthiện triệu chứng viêm phế quản phổi tái đi tái lại, mặc dù đã điều trị đúng phácđồ của bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần đưa con đến chuyên khoa hô hấp để đượckhám kỹ càng, có thể được chụp thêm Xquang để chẩn đoán xác định có phải do dị vậthay không mới có biện pháp điều trị thích hợp.

tự tay làm ô mai me vừa để vừa có món ăn chơi, lại vừa có thể dùng cho trẻ để chống ho


Ô mai me cam thảo nhâm nhi để chống ho gió, ho khan khi tiết trời thay đổi rất tốt. Ngày rảnh rỗi, chị em hãy làm ô mai me cam thảo để dành làm phương thuốc phòng bệnh ho cho gia đình nhé!


Nguyên liệu

- 0,5 kg me chua chín đã bóc vỏ, bỏ hạt- 700 gr đường vàng- 200 gr bột năng (hoặc bột nếp)- 100 gr cam thảo- 150 -> 200 gr gừng già- 20 quả tắc chín vàng- 1muỗng cà phê muối

Cách làm ô mai me cam thảo

[1]

Me lột vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Gừng rửa sạch, để cả vỏ, bào mỏng. Cam thảo thái lát mua ở tiệm thuốc bắc về để nguyên, không cần rang lại, cho vào máy xay khô, xay nhuyễn bung thành sợi.

[2]

Tắc/quất rửa sạch bổ đôi, vắt lấy nước để riêng, vỏ để riêng. Lấy mũi dao lấy hết hạt tắc còn sót trong vỏ, sau đó thái vụn vỏ tắc. Cho nước cốt tắc, 200 gr đường, gừng lát, vỏ tắc vào máy xay, xay nhuyễn.

[3]

Lấy chảo chống dính đặt lên bếp, để nóng thì cho bột năng (hoặc bột nếp) và mấy lát gừng tươi thái sợi vào, rang đều tay cho bột chín, thơm mùi gừng thì nhắc xuống. Dùng rây rây bột để giữ phần bột mịn để riêng. Phần bột thô và xác gừng ta bỏ, không dùng.

[4]

Cho hết hỗn hợp vừa xay vào nồi sâu lòng, bắt lên bếp. Lấy thêm 1 chén nước lọc, tráng qua cối máy xay cho sạch hết đường, gừng, vỏ tắc còn trong cối rồi lấy luôn nước đó cho vào nồi, đổ 500gr đường còn lại và 1 muỗng muối, sên vừa lửa, khuấy đều tay đến khi đường bắt đầu sánh dẻo lại thì cho me vào, sên liền tay để me không bị cháy khét.

[5]

Sên chừng 20 – 30 phút với lửa thật nhỏ thì me đặc lại và bắt đầu tới đường, kéo chỉ. (Muốn biết me đã tới đường chưa thì lấy một chén nước sạch, nhỏ 1 giọt me ngào vào nước, nếu thấy me chìm dưới đáy chén vón thành cục, không bị tan ra là đã tới đường)

[6]

Giữ nguyên chảo me trên bếp, vừa dùng rây rây từng ít bột vào chảo, vừa lấy muỗng gỗ đảo đều cho bột quyện với me. Rây hết bột thì sêmn tiếp 5 phút nữa cho bột chín hẳn mới tắt bếp.

[7]

Đổ me ra mâm, rải thành 1 lớp mỏng, đợi me nguội hoặc còn hơi âm ấm thì dùng muỗng múc từng viên me thả vào dĩa cam thảo, lăn đều, vo viên. (Muốn múc me nhanh, không bị dính muỗng thì chuẩn bị một ly/chén nước sạch, sau vài lần múc me thì nhúng muỗng vào nước thì khi múc me sẽ không dính.)

[8]

Cho me vào lò sấy, sấy thêm 30 phút ở 100 độ C rồi tắt lò, để me nguội tự nhiên rồi lấy cất vào lọ, đậy kín nắp, dùng dần.



Ô mai me cam thảo làm xong sẽ có vị chua ngọt nhẹ hòa quyện với vị cay tự nhiên của gừng, thơm thơm mùi tắc, lại được áo thêm một lớp cam thảo tớc khi sấy nên ô mai khi ăn sẽ hơi dai, rất ngon và không bị dính tay. 

Với một chút khéo léo, chúng ta hoàn toàn có thể tự tay làm ô mai me vừa để vừa có món ăn chơi, lại vừa có thể dùng cho trẻ để chống ho gió, ho khan rất tốt.

Dây truyền sản xuất thuốc siro ho thảo dược của Công ty Đông dược Phúc Hưng


Ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh. Có nhiều loại ho như: Ho đau rát cả họng, ho sù sụ, ho khản cả tiếng.... Khi thời tiết thay đổi, ho thường xảy ra nhiều hơn, thường gặp nhất là ho khan và ho có đờm.


Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này thường gây khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan thường do hít phải khói bụi như: Khói than ,khói thuốc, mùi hóa chất, cũng có thể là phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho khan có thể xảy ra do tình trạng mới nhiễm virut, do cảm cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản...Ho có đờm đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở ,thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm xoang và viêm mũi.


Một số sai lầm trong việc chữa ho
Ho là phản xạ tốt của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết, dị vật ra ngoài khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu ho dai dẳng kéo dài thì tình trạng này có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong như áp xe phổi, viêm phổi, viêm phế quản…


Ho là một triệu chứng của nhiều bệnh


Khi bị ho có đờm thì ho là một phản xạ cần thiết để tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Nếu sử dụng các thuốc tân dược giảm ho sẽ có tác dụng ức chế trung tâm ho, giảm ho nhanh nhưng làm mất đi phản xạ tự nhiên này. Khi đó, đờm ứ đọng gây ách tắc đường thở và làm bệnh nặng thêm.


Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh khi bị ho cũng rất đáng lo ngại, vì lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn kháng thuốc, từ đó việc trị bệnh càng khó khăn. Các trường hợp ho không kèm viêm nhiễm như ho do ngứa cổ, phát âm nhiều; ho do hít phải khói thuốc, bụi; ho do thay đổi thời tiết, ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh… không nên chỉ định dùng kháng sinh;

 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, thuốc điều trị ho như siro ho thảo dược Bảo thanh, thuốc ho Prospan, Bổ phế Nam Hà...., lựa chọn được sản phẩm trị ho vừa hiệu quả và an toàn luôn là bài toán không dễ.







Siro ho thảo dược Thuốc ho P/H – thuốc Nam trị ho hiệu quả - an toàn


Thuốc Nam trị ho hiệu quả


Điều trị ho bằng những thuốc Nam cho hiệu quả cao lại an toàn trong điều trị, thích hợp cho trẻ em và người cao tuổi. Mỗi vị thuốc lại có tính năng, công dụng riêng, như hạnh nhân có tác dụng cải thiện khả năng của các tế bào bạch cầu, phát hiện và tiêu diệt vi rút, tăng cường sức để kháng, bạc hà với chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch,… kết hợp các vị thuốc như bách bộ, trần bì, mạch môn… để tạo nên bài thuốc trị ho - tiêu đờm, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc, nhanh chóng làm hết ho, ngứa và rát cổ họng.


Với trường hợp ho nhiều, ho dai dẳng, theo y học cổ truyền - là biểu hiện của phế yếu. Muốn trị ho dai dẳng, ho lâu ngày thì phải bổ phế (phế là căn gốc của ho), chứ không chỉ khu trú ở phần ngọn (điều trị triệu chứng) là giảm ho, long đờm. Việc bồi bổ, tăng cường thể lực nói chung và tạng phế nói riêng giúp bệnh chóng hồi phục và phòng ngừa ho tái phát. Điều này càng có ý nghĩa trong các trường hợp ho mãn tính, ho do cảm lạnh, ho tái đi tái lại khiến cơ thể mệt mỏi…


Điều trị ho bằng thuốc Nam, theo nguyên lý của y học cổ truyền từ bao đời nay luôn được trân trọng và có giá trị sử dụng đáng quý. Song do sự phát triển của xã hội, thời gian eo hẹp nên nảy sinh tâm ý ngại khi sử dụng các loại thuốc phải sắc (đun, hầm trong nhiều giờ), chắt lọc; chưa kể nỗi lo cây con làm thuốc đó có đảm bảo an toàn vệ sinh…







Dây truyền sản xuất thuốc siro ho thảo dược của Công ty Đông dược Phúc Hưng


Để thay đổi những quan niệm này, với tâm huyết của những người mong muốn giữ gìn và sử dụng thuốc nam một cách có ích để phục vụ nhân dân, phát huy các bài thuốc y học cổ truyền; Đông dược Phúc Hưng với hơn 20 năm gắn bó với sức khỏe cộng đồng, vẫn không ngừng cố gắng, nỗ lực trong việc tự chủ, kiểm soát được nguồn dược liệu sạch; ứng dụng công nghệ chiết xuất/bào chế hiện đại; áp dụng các bài thuốc cổ phương, cổ truyền hiệu quả, nghiên cứu, sản xuất và cho ra đời sản phẩm thuốc ho P/H từ thuốc Nam – bổ phổi - tiêu đờm - đặc trị các chứng ho gió, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm, rát cổ, viêm họng.

Khối u tiền liệt tuyến phì đại chèn ép vào niệu đạo

Ảnh hưởng của u phì đại tuyến tiền liệt

Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: Dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài - bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Có khả năng chuyển thành ung thư TLT, nếu ung thư TLT được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt; nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bệnh nhân cần được khám xét kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện sớm ung thư (nếu có) để có thể điều trị kịp thời.

U phì đại tuyến tiền liệt là gì?


Phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng sinh lý bình thường của người cao tuổi nhưng khi đã có những triệu chứng bất thường thì cần phải nghĩ ngay đến một tình trạng bệnh lý... Và đây là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi (50 - 60 tuổi trở lên).

Chức năng của tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một bộ phận rất nhỏ và chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng. Khi mới sinh, tuyến tiền liệt nặng khoảng vài gram nhưng đến tuổi trưởng thành do tác động của nội tiết tố nên có trọng lượng khoảng 20 gam... Chức năng của tuyến tiền liệt phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng. Thông thường tuổi càng cao thì tuyến tiền liệt càng to ra nên gọi là phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt, bướu lành tuyến tiền liệt). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể.

Biểu hiện u phì đại tuyến tiền liệt

Khối u tiền liệt tuyến phì đại chèn ép vào niệu đạo gây nên những rối loạn tiểu tiện, với 2 hội chứng đặc trưng sau:

- Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: Đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, đái chỉ nhỏ giọt, đi tiểu rất lâu... và nặng hơn có thể bị bí đái hoàn toàn.



- Hội chứng kích thích: Luôn luôn có cảm giác rất mót tiểu, tiểu không hết, dễ bị tiểu són, có nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong cả ngày và đêm...





Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở người cao tuổi



Điều trị phì đại tuyến tiền liệt



Sau khi bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước bướu và bướu có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.



Đối với người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) rằng, bướu lành tuyến tiền liệt là căn bệnh không nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Các thuốc nhóm này không thấy có độc hại trên súc vật thí nghiệm

Loại A: Các thuốc trong nhóm này tương đối an toàn đối với phụ nữ mang thai, bao gồm các loại như acid folic, vitamin B6... 

Đã có bằng chứng tin cậy rằng các loại thuốc này không tăng huyết áp nguy cơ gây bất thường cho thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai của người mẹ.


Loại B: Các thuốc nhóm này không thấy có độc hại trên súc vật thí nghiệm nhưng chưa nghiên cứu trên người; hoặc thấy có độc hại trên súc vật, nhưng không thấy có độc hại khi nghiên cứu trên người. Bao gồm các loại như prednisone, insulin... Vì vậy, khi cần sử dụng các thuốc nhóm này thầy thuốc sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng.

Loại C: Có độc hại trên súc vật nhưng không có nghiên cứu trên người hoặc không có nghiên cứu trên người và súc vật. Thuốc chỉ được dùng khi lợi ích của điều trị hơn hẳn được nguy cơ có thể bị tai biến ở bào thai. Bao gồm các loại như fluconazol, ciprofloxacin...

Thời kỳ mang thai, với rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể người mẹ và thai nhi trở nên vô cùng nhạy cảm với các thuốc chữa bệnh. Phần lớn thuốc có thể thấm qua nhau thai, tác hại đến bào thai và có thể làm hư thai hoặc gây dị tật bẩm sinh, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.





Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc

Phân nhóm thuốc đối với phụ nữ mang thai

Sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai luôn là vấn đề cần cân nhắc thận trọng, tất cả các loại thuốc được chia thành 5 mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với thai nhi:


Loại D: Có bằng chứng về tai biến ở bào thai nhưng lợi ích của điều trị vượt lên trên nguy cơ gây tai biến ở bào thai, tức là trường hợp nguy kịch đe dọa tính mạng người mẹ hoặc trường hợp bệnh nặng mà không có thuốc nào an toàn hơn. Bao gồm các loại như phenytoin, lithium...

Loại E: Nghiên cứu ở người hoặc súc vật chứng tỏ có độc hại ở bào thai hoặc có bằng chứng về độc hại cho bào thai qua kinh nghiệm dùng trên người và độc hại khi dùng trên phụ nữ có thai vượt trên lợi ích có được. Thuốc bị chống chỉ định ở phụ nữ có thai hoặc có thể có thai. Như isotretinoin...

Một số loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng

Do cơ thể thai phụ có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường như: trọng lượng cơ thể tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng, lưu lượng máu tăng, nên quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc cũng thay đổi, vì vậy nên sử dụng liều vừa đủ đáp ứng điều trị. Sau đây là một số loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng:

Thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminophen (paracetamol) là thuốc khá an toàn. Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng. Tuy nhiên, aspirin liều thấp được coi là an toàn. Thận trọng đối với các thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh: Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn. Không dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu. Tránh dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ. Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin...) vì gây điếc, giảm thính lực. Cấm dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp. Một số kháng sinh sau đây cần thận trọng khi sử dụng: rifamycin (không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ). Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.


Thuốc điều trị tăng huyết áp

Các thuốc sau đây không được sử dụng do khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây hại cho thai nhi như hạ huyết áp, vô niệu, suy thận và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí thai nhi bị tử vong: Nhóm thuốc ức chế men chuyển như: captopril, enalapril, lisinopril..., nhóm thuốc ức chế calci: nifedipin, amlodipin..., nhóm thuốc chẹn beta: propanolol, atenolol..., nhóm thuốc lợi tiểu: furosemid, hydroclorothiazid..., nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin: losartan, ibersartan... Cần hết sức chú ý khi sử dụng.

Các thuốc phụ nữ mang thai có thể sử dụng được: methyldopa, labetalol, hydralazin.

Thuốc chống nôn: Nên sử dụng vitamin B6 kết hợp với magie và gừng. Còn nhóm thuốc kháng histamin thì nên thận trọng; Thuốc trị tiêu chảy: các thuốc kaolin, pectin không độc hại vì không hấp thu qua màng ruột. Tránh dùng atropin/diphenoxydat(lomotil); Thuốc trị đau dạ dày: các thuốc trung hòa toan như hydroxyt nhôm, hydroxyt magie và kháng tiết như cimetidin, ranitidin không gây dị dạng thai nhi nên dùng được. Tránh dùng nizatidin vì có thể làm hư thai ở súc vật; Các thuốc chống nấm loại imidazol như clotrimazol, miconazol không độc hại; Các thuốc trị hen như steroid dạng hít được xem là an toàn; Thuốc trị cường giáp: cần chuyển sang dùng propylthiouracil; Các thuốc trị động kinh: làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh. Các thuốc ngừa thai lỡ dùng trong những tháng đầu thai kỳ không gây dị tật; Các thuốc trị trầm cảm (prozac...) không gây dị dạng; Thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất: có thể gây hại cho thai nhi nếu dùng quá liều, như vitamin A dùng quá liều trong thời gian dài sẽ gây khuyết tật cho thai nhi.

Chúng ta thường cho rằng sản phẩm sữa có chất béo toàn phần

Chúng ta thường cho rằng sản phẩm sữa có chất béo toàn phần hay còn gọi là sữa béo không có lợi cho sức khỏe.

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra nghiên cứu đối với hơn 3.700 đối tượng trên 65 tuổi. Kết quả cho thấy, những đối tượng sử dụng sữa béo nhiều nhất xác suất mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 62% so với những đối tượng sử dụng sữa béo ít nhất./.


Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học thuộc Học viện y tế công cộng, Đại học Harvard cho biết hàm lượng chất béo trong sữa béo càng cao, mức độ axit béo trans-palmitoleic acid cũng càng cao. Do đó trong sữa béo hàm lượng axit béo trans-palmitoleic acid cao hơn nhiều so với sữa không béo.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ phát hiện thường xuyên sử dụng sữa béo sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt axit béo trans-palmitoleic acid trong sữa béo có tác dụng giúp con người hạ thấp nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Cách phòng và chữa trị viêm bàng quang cấp một cách tốt nhất?

Vậy khi thấy mình có một số biểu hiện của viêm bàng quang cấp nên làm gì?

Nếu như phát hiện mình đã bị viêm bàng quang cấp thì nam giới cần đến bệnh viện uy tín để làm một sỗ xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa trị kịp thời. Khi đã được xác định là viêm bàng quang cần tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ và các tư vấn kèm theo. Cần điều trị đủ liều và đúng thời gian, không nên chỉ uống thuốc một vài hôm thấy hết triệu chứng thì ngừng thuốc, vì như vậy sẽ làm tăng thêm tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, nếu bị bệnh trở lại thì việc điều trị rất phức tạp.

Bàng quang là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiết niệu của con người. Vậy bàng quan có nhiệm vụ gì? Bàng quang chứa nước tiểu sau khi đã được lọc qua thận và khi căng đầy sẽ co bóp để tống nước tiểu ra ngoài...

Những vấn đề thường gặp phải đối với bàng quang đó là bệnh viêm bàng quang: Viêm bàng quang là tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau, mót tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh có thể lan đến thận, gây viêm thận và đường tiết niệu.




Viêm bàng quang được biểu hiện 2 thể: Viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính

Những biểu hiện thường thấy của viêm bàng quang cấp tính như:

- Đau lưng nhẹ: Những tổn thương giới hạn trong niêm mạc bàng quang, thường không sốt và bạch cầu trong máu tăng, triệu chứng toàn thân thường không có, hầu hết người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi.

- Bài tiết bất thường: Khi đi tiểu, niệu đạo thường thấy nóng rát, tiểu nhiều đôi khi kèm theo tiểu cấp, tiểu rắt, nghiêm trọng hơn là nước tiểu tự động rỉ ra, tiểu nhiều, tiểu gấp thường biểu hiện rất rõ ràng.


- Vùng chậu đau nhức: khi bàng quang đầy nước tiểu, vùng trên xương mu đau rõ rệt, đôi khi cũng đau niệu đạo và âm bộ, khi bài tiết xong thì tình trạng đau đớn sẽ được giảm bớt.

Nếu viêm bàng quang cấp không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm bàng quang mạn tính. Và việc điều trị viêm bàng quang trở lên khó khăn và tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho người bệnh.



Cách phòng và chữa trị viêm bàng quang cấp một cách tốt nhất?

Viêm bàng quang hầu hết do vi khuẩn, vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ bộ phân sinh dục, nhất là nữ giới. Khi có bệnh viêm sinh dục, niệu đạo cần điều trị dứt điểm, không để mầm bệnh lây lan đến bàng quang và hệ thống tiết niệu trên. Những bệnh như viêm niệu đạo, âm đạo do lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma... là những bệnh nếu điều trị không triệt để rất dễ làm lan ngược dòng. Vì vậy cần tích cực và kiên trì điều trị các bệnh này ngay từ đầu để không trở thành mạn tính.

tinh hoàn bên phải của tôi lên ít mụn, ngứa và khi nặn thì chảy máu


Tuy nhiên, nếu chưa hề quan hệ tình dục lần nào thì bạn không sợ bị bệnh lậu mà cũng có thể bạn bị hẹp bao quy đầu nên mỗi lần đi tiểu, nước tiểu còn đọng lại lắng cặn, là nguyên nhân gây viêm nhiễm tiết niệu dẫn đến tiểu buốt.

Khoảng vài tháng nay, tinh hoàn bên phải của tôi lên ít mụn, ngứa và khi nặn thì chảy máu, đi tiểu thỉnh thoảng buốt và có ít dung dịch.

Khoảng vài tháng nay, tinh hoàn bên phải của tôi lên ít mụn, nhỏ, không lan rộng, không mủ, ngứa và khi nặn thì chảy máu, đi tiểu thỉnh thoảng buốt và có ít dung dịch. Tôi rất lo lắng, xin hỏi tôi bị bệnh gì và nên đi khám ở đâu.

Văn Duẩn (TP. Hồ Chí MInh)


Theo thư bạn mô tả thì bộ phận sinh dục của bạn có 2 vấn đề. Bên tinh hoàn (có lẽ phần da bìu phía phải thì đúng hơn) lên mụn nhỏ, không lan rộng, không có mủ nhưng ngứa, nặn chảy máu thì nhiều khả năng bạn bị viêm da dị ứng hoặc do nấm da, đôi khi do côn trùng, ký sinh trùng cắn.


Việc điều trị tùy theo nguyên nhân mà dùng thuốc bôi thích hợp. Còn biểu hiện đi tiểu buốt có thể do viêm nhiễm niệu đạo, viêm bàng quang cấp, sỏi tiết niệu hoặc bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (như lậu do tình dục không an toàn).



Bệnh lậu thường biểu hiện cấp tính sau quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh như: đái buốt, đái dắt, đái ra mủ, nếu không điều trị sẽ trở thành bệnh mạn tính. Để xác định, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, xét nghiệm nước tiểu hoặc cấy mủ để chẩn đoán nguyên nhân, từ đó sẽ có chỉ định dùng thuốc đúng bệnh mới nhanh khỏi.

khi thầy thuốc không tìm ra nguyên nhân gây tiểu đêm

Nhiều người nói rằng thật không gì bực mình và khổ sở cho bằng nửa đêm phải vào buồng tắm để… xả cho nhẹ bụng. Người lớn tuổi thì đành phải chấp nhận chứng này vì nghĩ rằng đó là do sức khỏe sa sút hoặc do bệnh tật tuổi già. 

Còn người trẻ tuổi thì thường cảm thấy rất phiền phức, nhất là khi thầy thuốc không tìm ra nguyên nhân gây tiểu đêm.


Các liệu pháp y khoa đều có tác dụng phụ

Tiểu đêm là do lượng nước tiểu được sản sinh ra tăng cao hoặc do bọng đái không đủ sức giữ nó lại, hoặc do một vấn đề nào đó về y khoa. Tình trạng trên có thể góp phần vào việc gây ra mệt mỏi và suy nhược, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn về ruột-dạ dày.

Các phương thức điều trị chuẩn mực cho chứng tiểu đêm gồm liệu pháp y khoa cũng như việc thay đổi lối sống như hạn chế dùng chất lỏng…

Tiến sĩ Serge Marinkovic thuộc Bệnh viện St. Francis, ở Indianapolis (India - Mỹ), đối với chứng tiểu đêm, hiệu quả của những thay đổi lối sống được sánh ngang bằng hiệu quả của sự can thiệp bằng thuốc.


Các phương thức can thiệp của y khoa đối với chứng tiểu đêm gồm cách dùng tổng hợp hormone có tác dụng khiến cơ thể không sản sinh nước tiểu vào ban đêm; một loại thuốc ngăn chặn các cơ bọng đái co thắt và một loại thuốc chống suy nhược làm giảm đi tiểu.


Tiến sĩ Marinkovic khẳng định: “Chẳng có phương thức y khoa nào trên đây là liệu pháp chữa trị tuyệt diệu cả. Tất cả đều có phản ứng phụ, gồm khô miệng, chứng táo bón và chứng ợ nóng”.

“Chống” tiểu đêm không dùng thuốc?

Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy có một số cách xử lý đơn giản, không cần dùng thuốc, có thể giúp giải quyết chuyện tế nhị này.

Mới đây, tạp chí The Journal of Urology đã đăng tải nghiên cứu do Tiến sĩ Koji Yoshimura (Trường Đại học Kyoto - Nhật Bản) và các đồng nghiệp tiến hành ở những người mắc chứng tiểu đêm có độ tuổi trung bình khoảng 75 tuổi.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của bốn sự thay đổi về lối sống: hạn chế chất lỏng, giới hạn việc ngủ nướng, tập thể dục hằng ngày ở mức độ vừa phải và giữ ấm cơ thể khi ngủ. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn về lợi ích của mỗi hành vi sửa đổi kể trên; được chỉ dẫn hạn chế việc dùng chất lỏng trong ngày khoảng 2% trọng lượng cơ thể, đặc biệt tránh dùng chất lỏng vào buổi tối.

Sau bốn tuần, kết quả ghi nhận số người phải vào buồng tắm ban đêm giảm đi; hơn một nửa số bệnh nhân cải thiện được hơn một lần tiểu, và lượng nước tiểu cũng giảm (từ 923 ml còn 768 ml).

Qua cuộc nghiên cứu này, Tiến sĩ Koji Yoshimura cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác minh rõ hiệu quả của liệu pháp lối sống.

Dẫu sao, cà hai nhà nghiên cứu trên cho rằng cần phải nhìn nhận thực tế tiểu đêm là chuyện bình thường đối với người lớn tuổi, và không phải mọi người bị ảnh hưởng bởi chứng tiểu đêm đều tỏ ra bực bội.

 Cá biệt có chàng trai mỗi đêm phải bốn lần vào buồng tắm để “xả” nhưng vẫn vui vẻ vì… thường nảy ra ý tưởng hay mỗi khi vào buồng tắm -Tiến sĩ Marinkovic cho biết.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Cao huyết áp - căn bệnh có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe nhân loại

Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây:

1. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ cao huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo.


2. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.

3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có.

4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường.

5. Tương tác giữa thuốc chữa bệnh tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng.

6. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u sơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.


Cao huyết áp là một trong 10 căn bệnh có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe nhân loại, đây là nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới. Căn bệnh này có thể làm giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.


Trong thực tế việc điều trị tốt bệnh cao huyết áp để tránh các tai biến nguy hiểm là đều không dễ dàng thực hiện được. Để đạt được cách điều trị hiệu quả nhằm giảm thiểu tối ưu căn bệnh này các bệnh nhân phải lưu ý đến cách sử dụng thuốc chữa bệnh cao huyết áp. Điều trị cao huyết áp bao gồm : điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc. Trong giới hạn bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách dùng thuốc chữa trị bệnh cao huyết áphiệu quả. Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm:

1. Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốc hạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè không phải là bác sĩ.

2. Theo quan niệm dùng thuốc chữa bệnh cao huyết áp hiện nay thuốchạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.


3. Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay có tên khoa học là:

++ Nhóm thuốc lợi tiểu.

++ Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

++ Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha

++ Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensinll

++ Nhóm thuốc ức chế thụ thể beta

++ Nhóm thuốc ức chế men chuyển







Có những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa cao huyết áp



Đối với nhiều người, thuốc hạ huyết áp thực sự là điều tốt lành. Nó có thểgiảm huyết áp một cách hiệu quả, nhưng một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu quý vị bị tác dụng phụ, nhưng không được tự ý ngừng dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ này. Đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc chữa trị bệnh cao huyết áp:

++ Yếu ớt, mệt mỏi hoặc buồn ngủ
++ Liệt dương
++ Chân tay lạnh
++ Trầm cảm hoặc uể oải
++ Khó ngủ hoặc gặp ác mộng
++ Tim đập nhanh hoặc chậm
++ Nổi ban trên da
++ Mất vị giác hoặc khô miệng
++ Ho khan kéo dài; ngạt mũi hoặc các triệu chứng hen suyễn
++ Sưng mắt cá chân, chuột rút ở chân hoặc đau trong khớp
++ Đau đầu, chóng mặt hoặc sưng quanh mắt
++ Táo bón hoặc tiêu chảy
++ Sốt hoặc thiếu máu

Phẫu thuật chữa viêm xoang khi điều trị nội khoa thất bại

Thuốc chữa viêm xoang là những thuốc có thể can thiệp để giải phóng tình trạng tắc nghẽn của lỗ thông mũi xoang. 

Các thuốc này phải được phối hợp đồng bộ dưới sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc tai mũi họng. Tùy theo giai đoạn của viêm mũi xoang, loại viêm mũi xoang (viêm mũi xoang mủ, viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang do nấm…) mà thầy thuốc ra quyết định sử dụng thuốc như thế nào.

Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê, 70% phụ nữ có thai bị ngạt tắc mũi và có thể dẫn tới viêm xoang nếu không được điều trị thích hợp. 

Viêm xoang vẫn có thể tồn tại ngay cả khi đang mang thai hoặc bà mẹ mắc phải sau sinh.


Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thường có tâm lý ngại sử dụng thuốc, chính vì thế mà họ cố chịu đựng cho tới khi không thể. Lúc này bệnh lý xoang thường đã nặng và đã có biến chứng, hay gặp nhất là viêm thanh quản, viêm phế quản.

Viêm xoang là hiện tượng bít tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra mũi gây ra hiện tượng ứ trệ dịch trong xoang, làm vi khuẩn phát triển và gây nên quá trình viêm. Sự bít tắc các lỗ thông của xoang có thể gây ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng thường là do viêm nhiễm từ mũi.

Mục đích khi điều trị là trả lại sự thông thoáng cho hệ thống lỗ thông của mũi xoang. Điều trị viêm mũi xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính gặp rất nhiều khó khăn vì cấu tạo của hệ thống mũi xoang rất phức tạp nên bệnh hay tái phát, đồng thời quan niệm chưa đúng đắn của bệnh nhân trong quá trình điều trị làm giảm tỷ lệ thành công khi chữa viêm mũi xoang.


Thuốc toàn thân

- Kháng sinh uống hoặc tiêm: Ở phụ nữ đang cho con bú thường sử dụng nhóm ß lactam.

- Thuốc chống viêm, giảm phù nề để giải phóng lỗ thông mũi xoang.

Thuốc hay sử dụng là kháng viêm nhóm steroid và non steroid như prednisolone, medrol, medexa, celestene… Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như loét, thủng dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận… Chính vì thế các thuốc này thường được dùng trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ở giai đoạn cấp) và phải được thầy thuốc chỉ định mới dùng.

Nhóm thuốc chống viêm do các men đảm nhận để chống phù nề như alphachymotrypsine choay uống hoặc ngậm.

- Thuốc giảm đau như paracetamol.

- Thuốc long đờm: acetylcysteine, ambroxol, carbocisteine.

- Thuốc chống dị ứng: telfast, clarytine…



Phẫu thuật chữa viêm xoang khi điều trị nội khoa thất bại.



Thuốc tại chỗ

Là phươmg pháp điều trị hữu hiệu nhất với viêm mũi xoang cho các phụ nữ nuôi con bú.

Thuốc chống viêm, chống xung huyết mũi, thuốc co mạch.

Nhóm thuốc nhỏ mũi thường phải phối hợp giữa kháng sinh với một số thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết mới có hiệu quả.

Kháng sinh nhóm moxifloxacine hydrochloride, tobramycine thường được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chính là qua nghiên cứu người ta nhận thấy khả năng thấm qua máu thấp dưới 2%, đồng thời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hoá nên khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả năng tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra. Nếu bội nhiễm xuất hiện phải ngưng thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị thích hợp khác.

Thuốc co mạch - chống ngạt là loại thuốc hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Thuốc có tác dụng thu nhỏ tổ chức cương ở cuốn mũi dưới, chống xung huyết niêm mạc. Thuốc tác dụng nhanh trong vài phút và duy trì trong nhiều giờ sau đó. Thuốc nhỏ mũi có khả năng gây các phản ứng dị ứng tại chỗ như cảm giác ngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống mũi… tuy không xảy ra tới 3% các trường hợp dùng thuốc.

Một số bệnh nhân gặp phản ứng không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc hốc mũi biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng toàn thân như phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke. Trong trường hợp này phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị.

Thuốc nên sử dụng trong 7 – 10 ngày. Không nên điều trị kéo dài nếu không có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.

Các thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dạng xịt phun sương. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2 % hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng của corticoid nói chung như ức chế vỏ thượng thận tiết hormon làm tuyến vỏ thượng thận bị teo. Gây hội chứng biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết – nguy cơ của đái tháo đường bên cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối - nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glaucoma… Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi. Những thuốc này cũng bài tiết qua sữa nên cần cân nhắc trước khi dùng.

Phòng bệnh

Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu bạn có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như ở những người có cơ địa dị ứng cần tự tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh. Ví dụ, nếu bạn ăn tôm mà xuất hiện hắt hơi nhiều, ngứa mũi thì nên dừng ngay loại thức ăn đó. Đeo khẩu trang khi đi ở những nơi nhiều bụi bẩn… Nếu xuất hiện tình trạng ngạt mũi tăng cần phải sử dụng thuốc để điều trị ngay, tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Trong trường hợp cần sử dụng thuốc phải được đi khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa để an toàn và hiệu quả.

Day bấm huyệt quan nguyên

Day bấm huyệt quan nguyên
Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt quan nguyên trong 2 phút. Huyệt quan nguyên nằm ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể. “Quan” có nghĩa là cái chốt đóng cửa, ý muốn nói là chỗ hiểm yếu; “Nguyên” có nghĩa là mới đầu, to lớn. Vì huyệt vị này là nơi chứa đựng nguyên khí, là nguồn năng lượng rất lớn cần cho sự sống nên được gọi là quan nguyên. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Các bác sỹ chuyên khoa phòng khám Khương Trung cho biết: Trên lâm sàng, bệnh u phì đại tuyến tiền liệt được biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ… 

với mức độ ngày càng nặng dần theo thời gian và cuối cùng sẽ dẫn tới suy thận nếu như không được điều trị kịp thời, hợp lý và hiệu quả.
Xoa bụng dưới

Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải chừng 30 vòng, sao cho tại chỗ ấm lên là được. Thao tác này có tác dụng trợ dương khí cho hạ tiêu (làm ấm vùng bụng dưới), giúp quá trình khí hóa bàng quan (kích thích co bóp và làm giãn cơ thắt cổ bàng quang) được thuận lợi, nhờ đó mà việc bài tiết nước tiểu được thực hiện dễ dàng.
Day bấm huyệt khí hải

Dưới đây là chia sẻ của các bác sỹ về phương pháp xoa bóp phòng tránh u phì đại tuyến tiền liệt.

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt khí hải trong 1 phút. Huyệt khí hải nằm ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa cơ thể. Theo y học cổ truyền, khí hải là bể của sinh khí, là nguồn năng lượng cần thiết cung cấp cho sự sống, có công dụng điều khí, bổ thận dương, làm ấm hạ tiêu, nhờ đó giúp cho chức năng khí hóa bàng quang được thực hiện.





Xoa bóp một số huyệt đạo trên cơ thể giúp phòng tránh bệnh u phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Xát cột sống thắt lưng
Dùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng, xát lên xuống chừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là đạt yêu cầu . Thao tác này có tác dụng kích thích các du huyệt nằm dọc hai bên cột sống, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi.

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Đi khám tiểu buốt, y tá xã tiêm ba mũi khiến... tử vong!

Vừa khỏe mạnh cười nói bình thường tại trạm y tế xã, sau mũi tiêm của y tá, người phụ nữ ấy đã ra đi mãi mãi để lại bao nỗi xót xa và nỗi bức xúc của người thân và xóm giềng…

Đi khám tiểu buốt, y tá xã tiêm ba mũi khiến... tử vong!


Vừa khỏe mạnh cười nói bình thường tại trạm y tế xã, sau mũi tiêm của y tá, người phụ nữ ấy đã ra đi mãi mãi để lại bao nỗi xót xa và nỗi bức xúc của người thân và xóm giềng…

Câu chuyện đau lòng

Chúng tôi về thôn An Cố Bắc, xã Thụy An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình khi không khí tang tóc vẫn còn bao trùm lên ngôi nhà ven đê. Đã 5 ngày trôi qua nhưng những người dân và gia đình ở đây vẫn còn bàng hoàng về cái chết của chị Lê Thị Mơ, SN 1966. Anh Nguyễn Bá Phú, chồng của chị dường như vẫn chưa hoàn toàn định thần về cái chết tức tưởi của vợ. Anh nói trong nước mắt, “Cô ấy vẫn đang rất khỏe mạnh và không bệnh tật gì, sáng đó sau khi nấu ăn sáng cho cả nhà, cô ấy nói đi tiểu buốt và ra trạm xá xã mua kháng sinh về uống. Cô ấy đi được một lúc thì có điện thoại báo về là vợ tôi bị sốc thuốc”.

 Anh nói trong nước mắt, “Cô ấy vẫn đang rất khỏe mạnh và không bệnh tật gì, sáng đó sau khi nấu ăn sáng cho cả nhà, cô ấy nói đi tiểu buốt và ra trạm xá xã mua kháng sinh về uống.




Các nhân chứng kể lại diễn biến sự việc

 Đến gần 8 giờ, gia đình chị nhận được một cuộc điện thoại từ Trạm y tế xã thông báo là chị Mơ đã tử vong. Tá hỏa, anh Phú (chồng chị Mơ) chạy ra đến nơi thì thấy đúng là vợ mình đang nằm bất động trên giường ở Trạm y tế.

Ngay sau đó anh hỏi những người dân có mặt tại trạm xá, thất thần định đưa xác vợ về thì những người dân này không đồng ý. Họ cho biết, y tá Liễu là người trực tiếp khám rồi lấy thuốc tiêm liền ba mũi (tiêm ven) cho chị Mơ. Khi y tá tiêm mũi thứ nhất, chị Mơ đã kêu choáng, nóng ran người, nhưng cô y tá vẫn tiếp tục tiêm mũi thứ hai. Lúc này, chị Mơ kêu buồn nôn khó chịu trong người chị thốt lên: “Tiêm nữa thì chết à”. Vậy nhưng cô y tá vẫn tiếp tục tiêm mũi thứ ba và trấn an “không sao đâu” rồi bảo chị Mơ vào giường nằm. Cô y tá tiếp tục sang phòng khác khám bệnh cho các bệnh nhân. Mấy phút sau quay lại thì chị Mơ đã chết trên giường bệnh xá.

Anh Phú kể, khoảng hơn 7 giờ sáng 7-4-2012, chị Mơ đến Trạm y tế xã Thụy An mua thuốc vì có hiện tượng đi tiểu buốt.

Anh Phú kể trong nước mắt: ‘Khi ra đến nơi thấy vợ nằm bất động trên giường, mặt tái nhợt, môi thâm tím tôi mới hỏi ‘Thấy vợ tôi thế này các anh không cấp cứu gì à’, vị bác sĩ Trưởng trạm y tế tên là Thủy thản nhiên nói ‘Bà ấy đi rồi, ông về lấy xe kéo mang bà ấy về và báo với gia đình lo làm hậu sự’. Mọi người có mặt đó đều phản ứng không đồng ý cho tôi mang vợ về và đề nghị làm rõ cái chết của cô ấy, vì khi rút mũi tiêm cuối cùng ra chị Mơ chỉ kịp kêu lên một câu rồi lịm đi. Còn y tá Liễu, người trực tiếp tiêm cho vợ tôi thì giấu vỏ thuốc đi và còn mắng người nhà tôi khi họ ra khóc vì thấy vợ tôi mất. Trong khi vợ tôi nằm đó thì y tá Liễu vẫn đi tiêm cho những người khác bình thường mà không một chút hoang mang hay bất cứ động thái nào cả”.

Có hay không sự thờ ơ tắc trách?

Là nhân chứng trực tiếp chứng kiến cái chết của chị Mơ, anh Nguyễn Thụ Yên, thôn An Cố Nam, xã Thụy An cho biết: “7 giờ 30 sáng hôm đó tôi ra Trạm y tế xã để tiêm vì đang điều trị vết thương do bị tai nạn, gặp chị Mơ đang ngồi ở giường phòng tiêm, nói đợi lấy thuốc tiêm, vẫn khỏe mạnh và cười đùa bình thường. Y tá Liễu đang tiêm cho những người khác rồi đến chị Mơ. Mũi đầu tiên vẫn còn bình thường (tiêm tĩnh mạch), sau đó, cô Liễu tiêm liền hai mũi, tiêm xong chị Mơ nằm quay ra giường, nôn, kêu nóng và bất tỉnh. Lúc đó sợ quá vợ tôi vội gọi điện cho chồng chị Mơ là anh Phú ra. Những bệnh nhân bên ngoài mới chạy đi gọi bác sỹ Trạm trưởng y tế xã ra cấp cứu nhưng không kịp”. Cũng có mặt tại trạm xá tại thời điểm đó, bà Mai Thị Bút, 56 tuổi cho biết: Hôm đó bà cho cháu ra trạm xá xã đi tiêm, thấy chị Mơ đang ở đó rồi, hai thím cháu ngồi nói chuyện một lát thì y tá Liễu khám, đo huyết áp cho chị Mơ. Sau khi khám xong, chị Liễu lấy thuốc ở trong tủ ra tiêm, sau khi tiêm đến mũi thứ ba vừa rút kim tiêm ra chị Mơ có kêu choáng và buồn nôn. Chị Mơ nôn một ít rồi nằm vật ra mặt trắng bệch và không biết gì nữa. Bà Bút cùng mọi người chạy sang phòng Trạm trưởng kêu cấp cứu. Chúng tôi mang sự bức xúc của người dân đến Trạm y tế xã Thụy An để xác minh chính xác thông tin. Ông Nguyễn Thế Thủy, Trạm trưởng Trạm y tế cho biết: Cô Liễu là nữ hộ sinh trung cấp chuyên đỡ đẻ và tiêm truyền theo y lệnh. Việc cô Mơ ra đi khám rồi tiêm tôi không hay biết gì, cho đến khi có người gọi cấp cứu tôi chạy sang thì cô Mơ đã nằm bất động trên giường, cô Liễu đang xoa bóp. Lúc đó tôi kiểm tra, đồng tử giãn mạnh, nhịp tim gần như không còn nữa.



Anh Phú cùng người thân đau buồn kể lại câu chuyện đau lòng về cái chết của chị Mơ


“Đến giờ phút này tôi cũng chỉ nghe từ cô Liễu tường trình lại sự việc là chị Mơ bị đái buốt, đo huyết áp thì bị tụt nên chị Liễu lấy thuốc tiêm. Tiêm hai mũi liên tiếp thì cô Mơ kêu choáng, ngất xỉu, cô Liễu tiêm luôn mũi thứ 3 để trợ sức. Được báo cấp cứu trong tình trạng bệnh nhân không thể cứu chữa được nữa, trạm trưởng lấy thuốc tiêm cấp cứu, còn chưa hết mũi tiêm kiểm tra thì bệnh nhân đã chết rồi.”

Ông Thủy khẳng định, về nguyên tắc hộ sinh dưỡng không được quyền tự khám bệnh và kê đơn thuốc. Nhiệm vụ chính của cô Liễu là chăm sóc sức khỏe sinh sản, tham gia công tác tiêm chủng, tiêm bệnh nhân khi có chỉ định.

Chúng tôi tiếp tục đến Viện kiểm sát Nhân dân huyện Thụy An, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Việt Hưng, Phó viện trường Viện kiểm sát nhân dân huyện cho biết: “Sau khi sực việc xảy ra, viện đã báo lên cấp tỉnh tiến hành khám nghiệm hiện trường và làm những công tác ban đầu. Trực tiếp Viện trưởng cùng với kiểm soát viên về địa phương phối hợp khám nghiệm tử thi. Trưng cầu giám định lên viện khoa học hình sự của Bộ công an. Hiện tại vụ việc vẫn ở dạng tin báo, chưa có khởi tố. Đang chờ vào kết quả giám định pháp y để tiến hành những bước tiếp theo.”

Vụ việc đang chờ cơ quan điều tra tiến hành làm rõ. Báo điện tửInfonet sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất.

Thành Nhân- Khánh Hường

Một số thực đơn chữa bệnh có hến

Một số thực đơn chữa bệnh có hến

Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em: Hến 100g, sò biển 100g, gạo 50g, rễ hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Hến, sò hấp cách thủy, bỏ vỏ, lấy ruột, thái nhỏ, ướp gia vị, rễ hẹ giã nhỏ; gạo nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho sò, hến và hẹ vào; đun cháo sôi lại. Ăn 1 ngày 1 lần, lúc đói; ăn liền 5 - 7 ngày.

Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50 ml, gia vị vừa đủ. Hến luộc, lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào, thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút; bắc ra ăn nóng.


Chữa chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.


Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15g.

Chữa đại tiện lỏng do nóng: Vỏ hến 100g, lá bưởi 50g. Vỏ hến nung, lá bưởi sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g; dùng liền trong 5 ngày.

Hến là thực phẩm thường dùng trong các bữa ăn vào mùa hè, được chế biến thành nhiều món canh, xào, vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…

Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 - 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 - 2 quả non; mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 - 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt hến để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm), cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến sào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.
Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.

Thịt hến chữa chứng đi tiểu đêm

Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc; có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.




Ảnh: minh họa - Internet


Hến xào rau bí: Hến đuợc làm theo các công đoạn như canh hến; nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước, nên cho ít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (ngọn và lá non): ngọn non và cuống lá được tước bỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 - 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng, cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm, muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến sào vào, thêm ít tỏi đã đập nát, đảo đều. Công dụng: bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người nên ai cũng ăn được.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ðức Quang

Cây bồ quân có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền tuyến liệt

Trong 20 bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, sau đợt điều trị bằng uống cao lỏng cây bồ quân đều không cần đòi hỏi phải phẩu thuật.Hình ảnh siêu âm cuối cùng cho thấy, thể tích khối u giảm trung bình 3,5cm3.

 Đồng thời, qua siêu âm còn nhận thấy nhiều chỗ vôi hoá biến mất, thể tích bàng quang co trở lại gần như mức bình thường.Khi thăm khám trực tràng, các bệnh nhân trên đều có tuyến tiền liệt mêm, nhận biết rõ rãnh giữa điển hình.Có 1 trường hợp thể tích khói u tăng thêm 1cm3 nhưng lại không cần phải mổ vì sau đợt điều trị, các chứng rối loạn bài tiết nước tiểu được cải thiện rõ rệt.Người bệnh đã tiểu tiện thành tia, thành bãi lớn. Trường hợp này được thăm dò lại trực tràng thấy khối u mềm ra, phân biệt rõ rãnh giữa của tuyến, tuy vẫn còn to.

Các tác giả thống nhất nhận định: Các lỏng cây bồ quân hoặc nước sắc 3/1 của 100g thân hoặc cành cây bồ quân, uống hàng ngày và liên tục trong một tuần lễ có khả năng điều trị đối với những trường hợp bệnh mới xuất hiện. Nam giới từ 40-50 tuổi trở lên khi đã biết chắc chắn không bị chấn thương, không bị các loại bệnh nhiễm trùng tiết niệu sinh dục, chỉ đơn thuần là đi tiểu khó khăn, khó chịu ở vùng bàng quang, hạ vị, nên dùng cao lỏng cây bồ quân hoặc nước sắc 3/1 của cây bồ quân.

Sử dụng cây bồ quân như trên còn có thể giúp đàn ông lớn tuổi tránh được u xơ tiền tuyến liệt


Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc rễ cây bồ quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 40-50 tuổi trở lên mắc chứng đai dắt, đái khó

Bồ quân hay mùng quân, hồng quân ( hay còn gọi là cây quân) có tên khoa học là Flacourtia jangomas (Lour.) Raeusch hoặc tên khác Flacourtia cataphracta Roxb., thuộc họ bò quân hay họ chùm bao lớn Flacourticeae. Cây bồ quân thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm ở vùng nhiệt đới, thổ nhưỡng và thổ ngơi rất đa dạng.

Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc rễ cây bồ quân có tác dụng chữa khỏi cho đàn ông chừng 40-50 tuổi trở lên mắc chứng đai dắt, đái khó, thường hay mót rặn lâu nhưng có cảm giác đi không hết bãi, hơi thở hơi nồng, đau ê ẩm vùng bọng đái, bàng quang…Chỉ cần dùng vài mẫu rễ cây bồ quân rửa sạch, bỏ vào ống nứa hay nồi nhỏ, nấu lên theo công thức 3 bát nước, sắc cho còn 1 bát, uống trong ngày. Uống liên tục chừng 3 ngày thì những tình trạng đã nêu trên sẽ hết. Người bệnh có giấc ngũ êm, giảm cho đến hết phản xạ đi tiểu đêm. Chấm dứt tình trạng khét khắm, do quần áo, trang phục nội y dính những giọt nước tiểu sót rỉ ra triền miên trong ngày…


Điều trị tại bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên năm 2001 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân u xơ tiền tuyến như sau: 61% trường hợp 60-74 tuổi, 28% trường hợp 55-59 tuổi, 11% trên 75 tuổi. 

Sau 20 ngày điều trị bằng uống cao lỏng cây quân với liều 0,1ml/kg/ngày, tất cả các triệu chứng rối loạn bài tiết nước tiểu trên lâm sàng đều giảm đi rõ rệt. Đặc biệt, mất hẳn các triệu chứng cầu bàng quang căng to, đau tức vùng hạ vị

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

không nên tự ý điều trị tiểu buốt


Vậy nên làm gì khi bị tiểu buốt ?


Nếu triệu chứng này diễn ra trong khoảng thời gian dài nên đi kiểm tra, bởi vì kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu đạo. Bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiêm, siêu âm để biết chính xác về nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo cũng như viêm âm đạo.

Các chuyên gia Phụ Khoa Phòng khám Thiên Tâm cho biết Tiểu buốt không hoàn toàn là triệu chứng của Viêm niệu đạo, tất nhiên viêm niệu đạo có triệu chứng này.

 Khi phát hiện ra triệu chứng tiểu buốt, Chị em không nên tự ý điều trị tự mua thuốc về dùng vì làm thể có thể bệnh nặng hơn, tốt nhất là nên đi khám để được các bác sĩ chuẩn đoán và điều trị sớm.




Viêm niệu đạo có những triệu chứng gì?

+ Viêm niệu đạo có thể ảnh hưởng đến bàng quang dẫn đến viêm bàng quang. Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo , u sơ hóa có thể gây ra hẹp niệu đạo.

+ Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu cấp dẫn đến co thắt nặng ở niệu đạo, khi kiểm tra có thể xuất hiện mủ và máu trong nước tiểu.


+ Niệu đạo bị kích thích không có biểu hiện rõ ràng như giai đoạn mãn tính, một số bệnh nhân không có triệu chứng này.

khi ngủ, thận của người khỏe mạnh sẽ sản sinh một lượng nước tiểu

Trong khi ngủ, thận của người khỏe mạnh sẽ sản sinh một lượng nước tiểu và nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang cho đến sáng nên ít có cảm giác mắc tiểu đêm.


Nhưng khi lượng protein Connexin43 bị giảm sút đáng kể, các cơ của bàng quang sẽ bị ảnh hưởng khiến cho người bệnh luôn có cảm giác mắc tiểu khi ngủ.

Các nhà khoa học cho hay, protein Connexin43 cũng gây ra chứng “tè dầm” ở trẻ em, vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ nên lượng protein này tăng giảm thất thường.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác của chứng tiểu đêm là do vỏ não bị suy yếu nên nhận lầm nhiều tín hiệu “mắc tiểu” từ bàng quang, hoặc thận suy yếu nên sản xuất quá nhiều nước tiểu về đêm.

Các nhà khoa học của Trường đại học Kyoto (Nhật Bản) đã phát hiện ra protein Connexin43 là nguyên nhân gây chứng tiểu đêm ở người cao tuổi.


Theo AFP, các nhà khoa học Nhật tiến hành nghiên cứu quá trình tiểu tiện về đêm của chuột thí nghiệm bị mất các gien tạo ra protein Connexin43, trước khi đưa ra kết luận trên.

Trưởng nhóm nghiên cứu Osamu Ogawa cho biết, lượng protein Connexin43 bị giảm sút (thường ở người cao tuổi) sẽ tạo cảm giác bàng quang luôn bị đầy, khiến cho người bệnh phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu.

Protein Connexin43 là một phần của chuỗi protein trong cơ thể người (đồng hồ sinh học).


Người cao tuổi thường mất ngủ do chứng tiểu đêm 


Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí khoa học Nature Communications, ngày 1/5.

Trung tâm áp dụng 3 kiểu phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt

Chức năng tình dục bình thường sẽ hồi phục trong vòng một vài tuần đến một vài tháng. Tuy nhiên, có thể mất tới một năm mới phục hồi hoàn toàn.

-Các tác dụng phụ khác của phẫu thuật là xuất tinh ngược. TURP cũng có thể gây sẹo và hẹp niệu đạo. Biến chứng này thường được điều trị bằng kéo giãn mô sẹo ngoại trú. Trên 10% nam giới với TURP cần phẫu thuật lại vì u xơ tuyến tiền liệt có thể phát triển trở lại.

-Rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo (Transurethral incision of the prostate -TUIP). Phẫu thuật này là một lựa chọn nếu bạn chỉ có tuyến tiền liệt to vừa hoặc nhỏ. Nó cũng là một lựa chọn cho những người không thể phẫu thuật xâm lấn vì các lý do sức khỏe hoặc vì không muốn bị nguy cơ vô sinh. Giống như TURP, trong TUIP bác sỹ đưa các dụng cụ chuyên dụng qua niệu đạo, Nhưng thay vì bóc mô tuyến tiền liệt, bác sĩ cắt một hai vết nhỏ ở tuyến tiền liệt. Các vết cắt giúp mở rộng niệu đạo, giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn.
-Thủ thuật gây ít nguy cơ về biến chứng hơn các loại phẫu thuật khác. Nó không yêu cầu bạn phải nằm viện qua đêm, nhưng ít hiệu quả và thường phải làm lại. Một số nam giới chỉ cải thiện chút ít lưu lượng nước tiểu.
-Mổ cắt tuyến tiền liệt mở. Kiểu phẫu thuật này nói chung chỉ được thực hiện nếu tuyến tiền liệt quá to, tổn thương bàng quang hoặc các yếu tố biến chứng khác như sỏi bàng quang hoặc nghẽn niệu đạo. Nó được gọi là mở vì bác sĩ thường rạch ở vùng bụng dưới để vào tuyến tiền liệt thay vì đi qua niệu đạo.
-Mổ cắt tuyến tiền liệt mở là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất ở có tuyến tiền liệt rất to. Nhưng nó nhiều nguy cơ tác dụng phụ nhất. Các biến chứng của thủ thuật tương tự như TURP, còn hiệu quả rõ rệt hơn nhiều. Thủ thuật thường khiến bệnh nhân phải nằm viện từ 3 đến 5 ngày.
-Dạng mổ cắt tuyến tiền liệt mở hay gặp nhất là cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt để loại bỏ mô ung thư. Nó bao gồm bóc toàn bộ tuyến tiền liệt. 

Trong mổ cắt tuyến tiền liệt mở để điều trị u xơ tuyến tiền liệt, chỉ có phần trong của tuyến bị cắt bỏ, để lại nguyên phần vỏ ngoài.

-Đối với bệnh nhân không muốn hoặc không thể dùng thuốc hay phẫu thuật, có các phương pháp không phẫu thuật khác, bao gồm:
-Nong bằng bóng. Sử dụng ống thông, bác sĩ đặt một quả bóng xẹp nhỏ vào phần niệu đạo nằm trong tuyến tiền liệt. Sau đó quả bóng được bơm phồng để nong niệu đạo và ép mô tuyến tiền liệt. Do sự cải thiện chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, thủ thuật này ít được sử dụng và thường không mang lại hiệu quả.
-Đặt stent tuyến tiền liệt. Một ống kim loại xoắn nhỏ được đưa vào trong niệu đạo để nong rộng niệu đạo và giữ cho luôn thông. mô sẽ phát triển trên stent để giữ ống ở nguyên vị trí.
-Một ưu điểm của thủ thuật là chỉ mất 10 đến 15 phút. Nó ít hoặc không gây chảy máu và không cần đặt ống thông. Tuy nhiên trong các thử nghiệm trước đây, gần 1/3 số bệnh nhân đặt stent phải tháo ống do di lệnh hoặc biến chứng. Stent thường không phải là biện pháp lý tưởng đối với những bệnh nhân cao tuổi khó mang hoặc giữ chúng, hoặc những người người không thể chịu đựng được thủ thuật.
-Một số bệnh nhân thấy stent không cải thiện được các triệu chứng. Một số khác bị kích ứng khi đi tiểu hoặc thường xuyên bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Các biến chứng này, cùng với chi phí cao và khó khăn khi tháo stent đã làm giảm mức độ phổ biến của chúng.

Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất trong tất cả các phương pháp làm giảm triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt. Nó là "tiêu chuẩn vàng" để đánh giá các phương pháp điều trị khác. Ở trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội có rất nhiều bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu về phương pháp này.




Hiện ở Trung tâm áp dụng 3 kiểu phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt, bao gồm:

-Cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo (Transurethral resection of the prostate -TURP). Đây là phẫu thuật phổ biến nhất cho u xơ tuyến tiền liệt. Trong thủ thuật, bạn được gây mê hoặc gây tê tủy sống làm mất cảm giác từ thắt lưng trở xuống. Bác sĩ phẫu thuật đưa một dụng cụ hẹp vào niệu đạo và sử dụng các dụng cụ cắt nhỏ để nạo mô tuyến tiền liệt thừa. Bạn phải nằm viện từ 1 đến 3 ngày sau phẫu thuật. Trong thời gian phục hồi bạn cần đặt ống thông tiểu khoảng một vài ngày.
-TURP rất hiệu quả và làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Phần lớn bệnh nhân có lưu lượng nước tiểu mạnhớhn trong vòng một vài ngày. Bạn có thể thấy một chút máu hoặc một vài cục máu đông nhỏ trong nước tiểu. Trước khi rời bệnh viện, bạn có thể tự đi tiểu được. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác mót tiểu khi nước tiểu chảy qua vùng phẫu thuật. Sự khó chịu này sẽ được cải thiện dần.
-Trong một số ít trường hợp, TURP có thể gây liệt dương hoặc mất kiểm soát bàng quang. Nói chung các tình trạng này chỉ là tạm thời. Bài tập cơ đáy chậu (bài tập Kegel) thường giúp phục hồi kiểm soát bàng quang.
Phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt cần nằm viện. Nếu phẫu thuật, bạn có thể phải nghỉ làm một tháng. Bạn cần tránh mang vác nặng, va chạm ở vùng hố chậu thấp hơn hoặc căng cơ bụng dưới khoảng 2 tháng.
Trên đây là những kiến thức chữa u xo tuyen tien liet bằng phương pháp phẫu thuật của bác sĩ thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội. Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nêu trên hãy nhấp chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 04 20202020 để được các chuyên gia chuyên khoa tư vấn cụ thể . Sau khi tư vấn trên hệ thống bạn có thể đặt hẹn trực tuyến với các chuyên gia chuyên khoa để được: miễn phí đăng kí khám, ưu tiên khám trước, hưởng ưu đãi mọi mặt.